Doanh nghiệp nhà nước mang 7 tỉ USD đầu tư ở nước ngoài, hơn 25% dự án báo lỗ

Khánh Hoà |

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016, các tập đoàn Nhà nước đã đem 7 tỷ USD đi đầu tư nước ngoài, nhưng hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế.

Hôm nay, Quốc hội sẽ dành trọn ngày để thảo luận về báo cáo này. Theo đó, cuối năm 2016 có 18 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào 110 dự án ở nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 12,6 tỷ USD, giải ngân 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, trồng cây cao su... Trong đó, PVN là tập đoàn có số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, gần 6,7 tỷ USD (chiếm 53%), kế đến là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 2,12 tỷ USD và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 1,41 tỷ USD.

Tuy đổ vốn vào các dự án đầu tư ở nước ngoài lớn, nhưng các dự án của các tập đoàn vốn nhà nước lại dàn trải, hiệu quả chưa cao, còn có hiện tượng lãng phí, gây thất thoát vốn của nhà nước.  Trong 7 tỷ USD các tập đoàn đã giải ngân thì 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế và lợi nhuận được chia cho Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD, bình quân 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện. 

Uỷ ban giám sát Quốc hội đánh giá nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại, như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai và rủi ro thị trường do giá đầu ra giảm mạnh… đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ, buộc phải dừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả đầu tư.

Chẳng hạn, đầu tư của PVN tại dự án thăm dò khai thác dầu khí mỏ Nagumanov tại tỉnh Orenburg (Liên Bang Nga), dự án khai thác dầu tại Venezuela, dự án Lô 67 Peru…

Với các dự án đầu tư ra nước ngoài của Viettel, tập đoàn này đã đầu tư 10 thị trường tại 3 châu lục, trong đó 9 nước đã đưa vào kinh doanh, còn Myamar đang trong giai đoạn đầu tư. Tổng doanh thu đầu tư nước ngoài năm 2016 của Viettel gần 1,4 tỷ USD, góp 40% doanh thu đầu tư quốc tế của doanh nghiệp này.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, hiệu quả đầu tư vào công ty con, công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty "chưa cao gây ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp" như  các dự án thua lỗ kéo dài của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS)... của PVN. 

Dù ghi nhận đóng góp, nỗ lực của doanh nghiệp Nhà nước nhưng bản báo cáo giám sát đã nêu không ít những bất cập trong hoạt động của các "ông lớn" giai đoạn 2011-2016 trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước còn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. 

Cuối 2016 cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần. Tổng tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỉ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn Nhà nước gần 1,4 triệu tỉ đồng.

Dù tổng tài sản và vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tăng lần lượt 45,8% và 92,2%, nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và tiền nộp ngân sách của số doanh nghiệp này lại tăng rất chậm, 18% trong 6 năm trong khi đó, tổng nợ phải trả cao, từ gần 1,3 triệu tỉ đồng năm 2011 lên xấp xỉ 1,63 triệu tỉ vào cuối 2016.

Một số doanh nghiệp hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản cao, như Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)...

Đoàn giám sát Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, chỉ đạo, xử lý nghiêm các trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước.

Đoàn giám sát nhận định Chính phủ cần xây dựng chế tài xử lý đối với các trường hợp không hoặc chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, báo cáo Quốc hội về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc để xảy ra tồn tại, hạn chế và các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.