Hà Nội: Khốn khổ vì mất nước, dân dùng nước rửa rau để giặt quần áo

Vương Trần |

Điệp khúc “mất nước”, “hết nước” có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với các người dân ở khu đô thị mới Đại Kim – Định Công. Tình trạng mất nước kéo dài khiến cho cho mọi sinh hoạt trong gia đình của các hộ dân cư nơi đây đang bị xáo trộn.

Theo phản ánh của người dân tại khu đô thị mới Đại Kim – Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) trong thời gian gần 2 năm nay, người dân đã có nhiều đơn thư về việc thiếu nước, mất nước lên các cấp  song cho đến nay tình trạng này vẫn diễn ra trên diện rộng.

Đặc biệt, từ đầu tháng 7.2016 đến nay, các hộ dân tại lô B2 và một nửa các hộ dân ở lô B3 (mặt tiếp giáp với lô B2) bị thiếu nước, mất nước cục bộ ngày càng trầm trọng. Các hộ dân đã dùng biện pháp lắp máy bơm hút trực tiếp vào đường ống cấp nước nhưng vẫn không đủ nước sử dụng tối thiểu, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình.

Theo ghi nhận của PV Lao Động ngày 28.7, hầu hết các bể chứa nước của các gia đình đã cạn đến đáy. Máy bơm nước nhưng không có nước. Tình trạng mất nước đỉnh điểm này đã kéo dài gần 1 tuần nay.

Để có nước sinh hoạt, các hộ dân đã phải mua nước từ các xe thùng giá cao. Giá mua nước mỗi một thùng như vậy từ 900.000 – 1.200.000 đồng. Tuy vậy, nhiều người dân còn rất lo ngại nguồn gốc nước từ các xe tec chở nước này, để sử dụng ăn uống vẫn phải lọc qua nhiều lần.

Việc sinh hoạt vô cùng xáo trộn. Cảnh người dân thường xuyên phải sử dụng lại nước rửa rau để giặt quần áo, hay phải mua thùng, hứng nước mưa để lấy nước sử dụng thậm chí còn phải “nhịn” tắm, gửi con nhờ nhà khác… thường xuyên lặp lại nhiều lần trong tháng.

Đáng nói, tình trạng trên đã kéo dài nhưng việc cung cấp nước hiện vẫn chưa có biện pháp khắc phục khiến cho các hộ dân cư vô cùng bức xúc.

Hàng trăm hộ dân tại Khu đô thị mới Đại Kim - Định Công hiện nay lại tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nước sử dụng trầm trọng.
Theo ghi nhận của PV Lao Động, hầu hết các bể chứa nước của các gia đình này đều trong tình trạng cạn nước. Tình trạng này đã diễn ra hàng tuần nay.
Bà Lại Thị Diềm (người dân khu B, khu đô thị Đại Kim) cho hay, nhà bà thường xuyên phải lấy, lọc nước mưa để tăng thêm nước sinh hoạt cho gia đình. Tình trạng mất nước tại khu dân cư xảy ra thường xuyên khiến các sinh hoạt bị đảo lộn.
Nhà bà Diềm phải chế ra hệ thống lọc nước mưa lấy nước dùng.
Hệ thống nước yếu nên mọi sinh hoạt thường rất tiết kiệm nước. Nước rửa rau được dùng lại để làm nước rửa bát, đũa và dùng nước cho vào toilet đi vệ sinh
Bà Diềm cũng như nhiều người dân khác thường xuyên phải túc trực để chờ máy bơm nước. Thế nhưng, nhiều ngày nay, không hề có nước được cung cấp.
Tình trạng van bơm nước bị khô, bể cạn nước này cũng xảy ra thường xuyên với các hộ gia đình khác của khu dân cư này.
Ông Vũ Văn Chiến (dãy nhà B, khu đô thị Đại Kim) cho hay: "Tình trạng nước quá khan hiếm, người dân không biết phải sinh hoạt như thế nào. Rau còn không có nước để rửa".
Hệ thống các bình nước hứng nước mưa do các gia đình phải lắp đặt thêm nhưng vẫn không đủ nước.
Các bể nước trong cảnh cạn thường xuyên.

 

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

LD 24069: Ước nguyện phẫu thuật cho con vùi dưới đất lạnh

DƯƠNG THÙY |

Sau vụ sạt lở đất khiến hàng chục người chết, cô giáo Trương Thị Mai Ân đã ra đi khi ước nguyện lớn nhất là phẫu thuật lồng ngực cho con gái còn dang dở.

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.