Kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2022 của 10 bộ, cơ quan Trung ương

Thiên Bình |

Kiểm toán nhà nước (KTNN) sẽ kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của 10 bộ, cơ quan Trung ương từ ngày 1.11.2023.

Hôm nay, 30.10, KTNN đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 đối với 10 bộ, cơ quan Trung ương gồm: KTNN; Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Các cuộc kiểm toán nhằm mục tiêu: Đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022; đánh giá việc chấp hành pháp luật trong thẩm định, xét duyệt, tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá việc chấp hành pháp luật trong công tác quyết toán ngân sách nhà nước theo các nội dung dự toán được giao; đánh giá công tác quản lý tài chính ngân sách; cung cấp thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Nội dung kiểm toán là công tác dự toán; việc tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán vốn đầu tư năm 2022; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính - kế toán.

Phạm vi kiểm toán là niên độ ngân sách năm 2022 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của các đơn vị được kiểm toán.

Thời hạn thực hiện kiểm toán tại Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam là 30 ngày (từ ngày 1.11 - 30.11.2023).

Thời hạn kiểm toán tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là 25 ngày (1.11-25.11.2023). Cuộc kiểm toán tại KTNN kéo dài 20 ngày (1.11-20.11.2023).

Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan cũng bày tỏ sự nhất trí cao với mục tiêu, nội dung, phạm vi của cuộc kiểm toán; đồng thời cam kết sẽ cử đầu mối cung cấp tài liệu, phối hợp chặt chẽ và tạo thuận lợi cho các đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Phó Tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung nhấn mạnh: KTNN đã và đang triển khai kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhằm thực hiện Luật KTNN, Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2030 và đáp ứng yêu cầu của Quốc hội.

Để hoàn thành tốt các cuộc kiểm toán, Phó Tổng KTNN yêu cầu các đoàn kiểm toán của KTNN chuyên ngành III cần thực hiện nghiêm Luật KTNN, Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị; đồng thời đề nghị các đoàn kiểm toán sớm hoàn thành danh mục tài liệu để đơn vị được kiểm toán chủ động cung cấp.

Phó Tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung đặc biệt nhấn mạnh tới việc giảm thiểu sự phiền hà cho các đơn vị kiểm toán. “Đây là nội dung cần được các đoàn kiểm toán thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình kiểm toán” - Phó Tổng KTNN quán triệt và mong rằng, các đoàn kiểm toán thể hiện sự quyết tâm cùng nhau thực hiện tốt các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, không chỉ trong năm 2023 mà cả các năm tiếp theo.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nút thắt trong phát triển các khu kinh tế

Anh Tuấn |

Vấn đề quy hoạch, hạ tầng thiếu đồng bộ, liên kết vùng còn yếu và các khó khăn khác là những nút thắt rào cản phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại phiên hội thảo chuyên đề “Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng, cơ hội, thách thức và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”.

Thủ đoạn Tân Hoàng Minh thông đồng công ty kiểm toán, phát hành trái phiếu

Việt Dũng |

Các công ty con của Công ty Tân Hoàng Minh đã thông đồng với Công ty Kiểm toán Việt Nam nhằm biến từ tình trạng lỗ sang có lãi... để hợp thức hồ sơ, phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Kiểm toán Nhà nước: Trồng rừng thay thế, có tiền... nhưng thiếu đất

Phạm Dung |

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 có số dư cuối kỳ 517,979 tỉ đồng. Trong đó, số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế là 275,318 tỉ đồng...

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nút thắt trong phát triển các khu kinh tế

Anh Tuấn |

Vấn đề quy hoạch, hạ tầng thiếu đồng bộ, liên kết vùng còn yếu và các khó khăn khác là những nút thắt rào cản phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại phiên hội thảo chuyên đề “Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng, cơ hội, thách thức và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”.

Thủ đoạn Tân Hoàng Minh thông đồng công ty kiểm toán, phát hành trái phiếu

Việt Dũng |

Các công ty con của Công ty Tân Hoàng Minh đã thông đồng với Công ty Kiểm toán Việt Nam nhằm biến từ tình trạng lỗ sang có lãi... để hợp thức hồ sơ, phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Kiểm toán Nhà nước: Trồng rừng thay thế, có tiền... nhưng thiếu đất

Phạm Dung |

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 có số dư cuối kỳ 517,979 tỉ đồng. Trong đó, số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế là 275,318 tỉ đồng...