Tài sản không giải trình hợp lý về nguồn gốc: Thêm phương án ra tòa để xử lý

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 10.8, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo một số vấn đề lớn của Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Liên quan đến điều 57 về xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, bà Nga cho biết, đang có hai phương án thu thuế thu nhập cá nhân và phương án xử phạt hành chính.

Cùng với đó, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (phương án 3) theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.

Về phương án 3 (tố tụng dân sự), theo bà Nga, ưu điểm của phương án này là vừa thể hiện thái độ mạnh mẽ của Nhà nước, lại giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) hiện hành.

Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Phương án này cũng không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự.

Uỷ ban Tư pháp của QH lý giải, về tố tụng dân sự, đối với trường hợp người có nghĩa vụ kê khai đồng ý bằng văn bản với kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có đơn yêu cầu và Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh Q.H
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh Q.H

Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai không đồng ý với kết luận xác minh thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khởi kiện và Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Phần thứ 2 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Về trách nhiệm chứng minh, Uỷ ban Tư pháp của QH cho rằng, phương án này không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự.

Bởi vì Luật PCTN hiện hành quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo Luật.

Cho ý kiến về phương án qua Tòa án, nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất băn khoăn khi Uỷ ban Tư pháp đưa ra lập luận: “Trong quá trình tranh tụng, Tòa án phán quyết về tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tài sản, thu nhập tăng thêm đó thuộc sở hữu của Nhà nước”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh Q.H
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh Q.H

Nêu ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay, ở nhiều nước, họ đều có công cụ rất quan trọng qua con đường thuế, kiểm soát được rất chặt thu nhập, tài sản của công dân.

“Đã có thu nhập phải thông qua hệ thống thuế. Còn trốn thuế đã có hành vi xử phạt, nặng thì qua con đường hình sự”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ý kiến.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội nhấn mạnh đào tạo về Quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề sáng tạo trên thế giới nhưng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam.

Đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Không cần thiết!

Thành Trung |

Việc khoa Luật, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến cho rằng việc đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đào tạo thạc sĩ phòng, chống tham nhũng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội nhấn mạnh đào tạo về Quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề hết sức cần thiết. Đây không phải là vấn đề sáng tạo trên thế giới nhưng là vấn đề tiên phong ở Việt Nam.

Đào tạo thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Không cần thiết!

Thành Trung |

Việc khoa Luật, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có ý kiến cho rằng việc đào tạo sau đại học về phòng chống tham nhũng là không cần thiết.

Đào tạo một thạc sĩ phòng chống tham nhũng chỉ hết hơn 20 triệu đồng

Thành Trung |

Học phí chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được thu theo quy định của nhà nước đối với các cơ sở đào tạo công lập quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.