Tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật hòa nhập

AT |

Ngày 3.12, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam kỷ niệm 27 năm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3.12.1992 - 3.12.2019).

Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể chức năng, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến người khuyết tật. Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật vào năm 2014 đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc xóa bỏ những trở ngại, rào cản đối với người khuyết tật.

Theo đó, hệ thống chính sách, pháp luật trợ giúp người khuyết tật ở nước ta từng bước được sửa đổi, bổ sung, tạo thành điểm tựa cho người khuyết tật vươn lên. Theo bà Mai, thực tế đã ghi nhận nhiều người khuyết tật tỏa sáng trong đời sống xã hội bằng tâm hồn, trái tim, khối óc, nghị lực và sự cống hiến của bản thân họ.

Tuy vậy, việc triển khai chính sách trợ giúp người khuyết tật có chỗ, có nơi chưa đạt kết quả như mong muốn. Đáng lưu ý là mức trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật chậm được điều chỉnh; việc huy động các nguồn lực xã hội để trợ giúp người khuyết tật chưa đáp ứng được nhu cầu…

Để người khuyết tật phát huy tốt năng lực, sở trường, tích cực, chủ động vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập xã hội, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai yêu cầu các cơ quan hữu quan tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách trợ giúp người khuyết tật.

Các hoạt động trợ giúp cần chuyển từ ý nghĩa nhân đạo sang nhân văn; tôn trọng các quyền của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật hòa nhập…

Cùng với đó, Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng, các ngành, địa phương cần lồng ghép chính sách trợ giúp người khuyết tật vào chiến lược phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn…

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nước ta hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó có 1,1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, bằng 7,06% dân số cả nước.

Đến nay, các cơ quan chức năng đã cấp giấy xác nhận tình trạng khuyết tật cho hơn 1,5 triệu người; giải quyết chế trợ cấp xã hội hằng tháng cho khoảng 1,1 triệu người.

Riêng năm 2019, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho các địa phương hơn 17.000 tỉ đồng để thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật…

AT
TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để người khuyết tật tham gia thế giới việc làm tương lai?

Quế Chi (dịch từ ILO) |

Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mang tên: “Kiến tạo một tương lai việc làm bao gồm cả người khuyết tật” đưa ra một kế hoạch để giúp tạo ra một thế giới việc làm, trong đó mọi người, kể cả những người khuyết tật, được đối xử công bằng.

Toàn văn Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác người khuyết tật

Ban Thời sự |

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị quan trọng này.

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Israel tuyên bố diệt thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah

Thanh Hà |

Quân đội Israel thông báo ngày 28.9 về việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong cuộc không kích lớn vào Beirut, Lebanon.

Tạm ngưng bố trí đứng lớp với cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Cô T.P.H, cô giáo chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương bị tạm ngưng bố trí đứng lớp trong thời gian xử lý vụ việc.

Trực tiếp bóng đá Hoàng Anh Gia Lai vs Nam Định

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Hoàng Anh Gia Lai và Nam Định tại vòng 3 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 17h00 hôm nay (28.9).

Đề xuất ký hợp đồng với đăng kiểm viên hưởng án treo

Minh Hạnh |

Hà Nội – Nhằm tránh ùn tắc vào dịp cuối năm, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã đề nghị cho phép các đăng kiểm viên đang hưởng án treo được làm việc.

Làm thế nào để người khuyết tật tham gia thế giới việc làm tương lai?

Quế Chi (dịch từ ILO) |

Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mang tên: “Kiến tạo một tương lai việc làm bao gồm cả người khuyết tật” đưa ra một kế hoạch để giúp tạo ra một thế giới việc làm, trong đó mọi người, kể cả những người khuyết tật, được đối xử công bằng.

Toàn văn Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác người khuyết tật

Ban Thời sự |

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị quan trọng này.

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?