THẢO LUẬN TẠI KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XIV:

Tham nhũng gây thiệt hại 59.700 tỉ đồng nhưng thu hồi chỉ 7,82%

XQ - XH - ĐT |

Sáng 6.11, đại biểu Quốc hội nghe các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thi hành án và phòng, chống tham nhũng năm 2017; các báo cáo công tác năm 2017 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và thảo luận về các nội dung trên.

Tham nhũng còn nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi

Báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết: Theo báo cáo của Chính phủ, công tác phòng, chống tham nhũng tuy tạo được sự thay đổi tích cực nhưng vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Tham nhũng nhìn chung vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công.

Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Ủy ban tán thành với đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng; đồng thời tán thành với đánh giá rất nghiêm túc của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng và cho rằng, hiện nay việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng còn chưa nghiêm. Ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn, “một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động gây tai tiếng cho bộ máy do tham nhũng, lợi ích nhóm”. Một số cán bộ, công chức còn có dấu hiệu tiếp tay, bảo kê cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây, tình trạng “lợi ích nhóm”, sân sau mới chỉ là nghi ngờ của dư luận cử tri, nhưng qua một số vụ án lớn được xét xử gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho thấy những nghi ngờ của dư luận cử tri là có căn cứ.

Ủy ban Tư pháp cho rằng, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với một số vụ án tham nhũng lớn, dư luận quan tâm tuy đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án tham nhũng nhỏ ở cấp xã, cấp huyện hoặc những vụ tham nhũng, kinh tế lớn do Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra. Còn nhìn chung ở cấp tỉnh, ở một số bộ, ngành, việc phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng còn ít, trong khi theo phản ánh của dư luận thì tình hình tham nhũng ở những khu vực này vẫn còn nghiêm trọng, nhất là ở một số bộ, ngành có thẩm quyền phân bổ các nguồn lực đầu tư, tài chính, xét duyệt dự án, công trình, quản lý cấp phép về khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu… hoặc ở những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản, có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, không loại trừ ở cả các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa được hưởng các ưu đãi từ ngân sách nhà nước.

“Đây là vấn đề lớn, xảy ra trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục, có dấu hiệu bỏ lọt tham nhũng ở khu vực này. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là việc “khép kín” trong nội bộ, thiếu kiên quyết, còn nể nang, né tránh, bệnh thành tích của nhiều tỉnh, bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ về phòng, chống tham nhũng. Ở một số đơn vị phát hiện được tham nhũng chủ yếu là do có đơn tố cáo, mâu thuẫn nội bộ” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết.

Đánh giá về công tác kê khai tài sản, Ủy ban Tư pháp cho rằng thực trạng cho thấy biện pháp phòng ngừa này còn hình thức, hiệu quả thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến. Ủy ban Tư pháp nhận thấy, qua thực tiễn kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng như kết quả của các nghiên cứu quốc tế về các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thì công khai, minh bạch là “giải pháp của mọi giải pháp” để phòng ngừa tham nhũng. Tình trạng vi phạm quy định về công khai, minh bạch như đã nêu trên đã làm giảm đáng kể hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng thời gian qua. Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

Thiệt hại được phát hiện trên 59 nghìn tỷ đồng
Chỉ thu hồi được 7,82% về tiền và tài sản

Chỉ thu hồi được 7,82% về tiền và tài sản

Thu hồi tài sản tham nhũng là thước đo hiệu quả của phòng chống tham nhũng

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa nhấn mạnh, số tài sản tham nhũng không hề nhỏ, tổng kết 10 năm thi hành luật cho thấy thiệt hại hơn 59.700 tỉ đồng và 400ha đất nhưng thu hồi rất thấp, chỉ 7,82% tiền và tài sản, 54,7% về đất. Những năm gần đây thu hồi có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu. Theo bà Hoa, đa số đối tượng phạm tội tham nhũng có chức vụ, trình độ nên việc phạm tội có sự chuẩn bị và thủ đoạn tinh vi, che giấu tài sản kỹ lưỡng, chuyển đổi, tẩu tán hoặc hợp thức hoá tài sản, có trường hợp tiêu xài hoang phí nên khi bị phát hiện không có khả năng khắc phục hậu quả.

Bà Hoa cho rằng, việc kê khai tài sản lâu nay chủ yếu dựa vào ý thức tự giác mà chưa có quy định chặt chẽ trường hợp xác minh tài sản và công khai rộng rãi kê khai, chưa có biện pháp kiểm soát thu nhập của người dân nói chung và người có quyền hạn, tình trạng dùng tiền mặt còn phổ biến... khiến cho việc nhận diện tài sản tham nhũng khó khăn. Từ thực trạng trên, bà Hoa kiến nghị cần hoàn thiện pháp luật theo hướng mở rộng hợp lý đối tượng kê khai tài sản, công khai thực chất hơn, quy định xác minh tài sản một cách chủ động hơn. Qua tố tụng khi xác định tài sản do tham nhũng mà có thì cương quyết áp dụng biện pháp thu hồi cũng như kịp thời kê biên, phong toả tài sản nhằm thi hành án.

“Thu hồi tài sản tham nhũng là thước đo hiệu quả của phòng chống tham nhũng, nên cần quyết tâm, chủ động hơn nữa thì mới khắc phục được hậu quả nguy hiểm của xã hội, trả lại nguồn lực cho đất nước” - bà Hoa nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cũng cho rằng thu hồi tài sản là vấn đề trọng tâm trong chủ trương, mục tiêu chính trong đấu tranh phòng chống tội phạm, là chính sách hình sự quan trọng được thể hiện rõ nét trong Bộ luật Hình sự. Trong vụ Vinalines, Dương Chí Dũng phải bồi thường cho Cty Hàng hải VN số tiền 110 tỉ đồng và lãi trả chậm. Nhưng đến nay, theo báo chí phản án là mới thi hành được hơn 19 tỉ đồng. “Với những số liệu nêu trên cho thấy việc thu hồi tài sản là quá nhỏ so với thiệt hại lớn mà tội phạm tham nhũng gây ra cho ngân khố quốc gia. Theo tôi, các cơ quan cần coi thu hồi tài sản là chính sách quan trọng ưu tiên hàng đầu trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” - ông Hiển nói.

Một số vụ thiệt hại ngàn tỉ nhưng thu hồi “nhỏ giọt”

Tỉ lệ 92% số tiền tham nhũng không thể thu hồi mà các đại biểu QH đã đưa ra là con số đáng lo ngại nhưng lại thực tế so với việc thi hành án, thu hồi tài sản tham nhũng.

Đại án Vinalines: TAND Tối cao tuyên tổng số tiền phải thu hồi là trên 360,257 tỉ đồng. Tuy nhiên chỉ thu hồi được chỉ 19 tỉ đồng.
Đại án Vinalines: TAND Tối cao tuyên tổng số tiền phải thu hồi là trên 360,257 tỉ đồng. Tuy nhiên chỉ thu hồi được chỉ 19 tỉ đồng.
Cty Cho thuê tài chính II (ALC II): Số tiền phải thi hành án là trên 621,815 tỉ đồng nhưng chỉ thu hồi được trên 69,231 tỉ đồng.
Cty Cho thuê tài chính II (ALC II): Số tiền phải thi hành án là trên 621,815 tỉ đồng nhưng chỉ thu hồi được trên 69,231 tỉ đồng.
 Vụ Huyền Như: 22 bị cáo phải bồi thường tổng cộng trên 14.000 tỉ đồng. Tuy nhiên các đương sự mới nộp 3,4 tỉ đồng án phí, nộp công quỹ hơn 163 tỉ đồng và bồi thường 15 tỉ đồng cho một chi nhánh ngân hàng.
Vụ Huyền Như: 22 bị cáo phải bồi thường tổng cộng trên 14.000 tỉ đồng. Tuy nhiên các đương sự mới nộp 3,4 tỉ đồng án phí, nộp công quỹ hơn 163 tỉ đồng và bồi thường 15 tỉ đồng cho một chi nhánh ngân hàng.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Khi làm ở TCty PVC đã làm thất thoát tài sản nhà nước hơn 3.200 tỉ đồng. Cho tới nay chưa thu hồi được đồng nào.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Khi làm ở TCty PVC đã làm thất thoát tài sản nhà nước hơn 3.200 tỉ đồng. Cho tới nay chưa thu hồi được đồng nào.

                                                                                                 T.K

XQ - XH - ĐT
TIN LIÊN QUAN

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

Tình thế khó khăn của phim Hàn chiếu cuối tuần

An Nhiên |

Năm nay, thành tích của các bộ phim Hàn chiếu cuối tuần trên đài KBS khá ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ đến Giải thưởng phim truyền hình diễn ra vào cuối năm.

Liverpool tạm thời vươn lên dẫn đầu Premier League

Chi Trần |

Liverpool giành chiến thắng giòn giã trước Bournemouth ở vòng 5 Premier League 2024-2025 diễn ra vào đêm 21.9.

Những điểm tựa để ngư dân Quảng Ninh bám biểm

Đoàn Hưng |

Với tinh thần sẻ chia, quyết tâm giúp ngư dân làm lại sau bão, Quảng Ninh đã đưa ra nhiều quyết sách, tạo điểm tựa để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.