Tìm lại trang nhật ký nơi điểm cao mù sương Tây Bắc

Phan Anh |

“Chúng tôi rời trường Công nhân Kỹ thuật Xuân Hòa bước chân vào đời lính. Trời mưa to, gió thổi lớn, 17h, xe dừng ở xã Việt Lâm (huyện Bắc Quang, Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang - PV). Chúng tôi đưa mắt nhìn những căn nhà sàn cheo leo, nghe tiếng thác reo, suối gầm" - Cuốn nhật ký về nơi điểm cao mù sương khắc hoạ chân thực hình ảnh người lính trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuốn nhật ký "sống"

Hơn 40 năm kể từ ngày người lính trẻ Đoàn Văn Long đặt bút viết nhật ký về những ngày tháng không thể quên thời kỳ bảo vệ biên giới phía Bắc, tôi tìm về Phú Thọ để được tận mắt thấy cuốn nhật ký này.

Đường dài, mưa rơi nặng hạt, rét buốt. Theo sự chỉ dẫn của người làng, tôi tìm đến được nhà ông Long, nhưng ông đi vắng.

Bà Bùi Thị Hiền giới thiệu cuốn nhật ký khi chồng đi vắng.
Bà Bùi Thị Hiền, vợ ông Long. Ảnh: Phan Anh

Bà Hiền - vợ ông Long rót chén nước chè nóng và vào tủ lấy cuốn nhật ký cho tôi xem. Cuốn sổ cũ nhuốm màu thời gian, hai trang bìa đã rách tả tơi. Mới nhìn thôi, chạm tay vào thôi cũng phần nào cảm nhận sương gió đời lính.

Tôi lật mở từ trang đầu của cuốn sổ, dòng chữ tô đậm ngay ngắn, thẳng hàng: “Điểm cao ký sự 1509 - Đời lính xứ mù Tây Bắc”. Hình ảnh người lính nơi điểm cao mù sương được khắc hoạ chân thực, sống động.

Chữ đẹp quá! Tôi ngạc nhiên, thấy vậy bà Hiền kể: “Chữ ông nhà tôi ai cũng khen đẹp. Cả nhà có ông ấy và chú út là có năng khiếu văn thơ. Ngày xưa, ông nhà hay mang sổ cho con cháu xem. Chúng còn bé, chưa biết nên xé mất vài tờ. Thấy vậy, tôi bảo quản kỹ hơn, cũng là lưu giữ những mẩu thanh xuân hào hùng cho chồng.

Mấy lần Bảo tàng Quân khu 2 xin để trưng bày nhưng ông nhà tôi muốn giữ lại. Ông nói cuốn sổ không đáng là gì để trưng bày, muốn để nhà cho con cháu xem”.

Cuốn nhật ký nhuốm màu thời gian. Ảnh: Phan Anh
Cuốn nhật ký nhuốm màu thời gian. Ảnh: Phan Anh

Đọc cuốn nhật ký, những nỗi gian nan, vất vả của đời lính xa nhà như hiện ra trước mắt tôi:

Ngày 24 tháng 8 năm 1978: “Con lên xe, mắt mẹ lệ nhòa. Mẹ đứng đó dáng ung dung, bình dị… Bếp than hồng sớm khuya mình mẹ sưởi. Mẹ ở lại, con xông pha biên giới. Bao ước mong gửi lại chốn quê nhà.

Ngày 15 tháng 3 năm 1979: Lần đầu tiên tôi ngửi thấy mùi bom đạn. Suốt đêm vác đạn vào Lao Chải phục vụ chiến đấu. Vào tới Lao Chải, gặp thương binh, liệt sĩ nằm dọc đường, tôi lo sợ quá. Từ thuở thư sinh còn chưa gặp, chưa nói đến sờ vào người chết. Tôi phải làm quen với không khí chiến trường.

Tháng 7 năm 1979: Vác bê tông lên chốt. Miệng đói, mắt hoa, gối mỏi, lưng gù. Bê tông đè nặng lên thân hình nhỏ nhoi. Thằng đi trước gò lưng kéo cố, thằng đi sau đạp đất dấn lên. Dốc cao, đá nhọn.

Ngày 24 tháng 8 năm 1979: Hôm nay chúng tôi kỷ niệm một năm vào lính. Chẳng có gì ngoài chén chè xanh và điếu thuốc lào mốc. Bằng này năm trước còn bỡ ngỡ bao nhiêu mà giờ đây đã tròn một năm tuổi quân rồi.

Ngày 24 tháng 8 năm 1980: Kỷ niệm hai năm tuổi quân. Trong năm qua biết bao vui buồn sướng khổ. Những buổi ngủ hầm, cơm vắt, những hôm sương trắng phủ rừng, những đêm đứng gác nơi tiền tiêu, khói lửa.

Chữ ông Long khá đẹp. Từng kỷ niệm dược ông ghi chép tỉ mỉ, chân thực.
Chữ ông Long khá đẹp. Từng kỷ niệm dược ông ghi chép tỉ mỉ, chân thực. Ảnh: Phan Anh
Đời lính xa nhà qua những nét vẽ, cảm nhận người lính. Ảnh: Phan Anh
Những nét vẽ nguệch ngoạc, đậm chất lính. Ảnh: Phan Anh

Ngày 6 tháng 5 năm 1981: Có chiến sự, dọc đường pháo địch bắn. Tôi ước ao sau đợt chiến này có thể về thăm gia đình.

Nhưng tôi không cho mình suy nghĩ điều gì lệch lạc, tôi thà chết còn hơn. Ở nơi tiền tiêu này có hai thằng là tôi và Tuấn cùng xóm, chúng tôi thương nhau như ruột thịt. Nếu sau này sống sót trở về, chắc rằng chẳng bao giờ hai thằng có thể quên những ngày tháng ác liệt.

Lời hứa và những hạt bụi vàng

Rời Phú Thọ, tôi nóng lòng mang theo cuốn nhật ký mượn được của gia đình lên Hà Nội tìm gặp ông Đoàn Văn Long. Tôi muốn gặp chủ nhân của cuốn nhật ký, để hỏi chuyện, để tìm hiểu thêm về cuộc sống của ông.

Thời gian làm nhàu đi cuốn sổ, nhưng tinh thần người lính trong ông Long vẫn thế. Cậu lính trẻ 18 tuổi năm ấy - trước mặt tôi thật bình dị.

"Thời gian sau khi ra quân, tôi làm kinh tế ở quê nuôi các con ăn học. Tôi có ba người con trai, đứa đầu làm công an, đứa thứ hai làm giảng viên của một trường đại học, đứa thứ ba làm phóng viên. Bây giờ, khi các con đã ổn định công ăn việc làm, tôi xuống Hà Nội làm bảo vệ", ông Long kể.

Ông Đoàn Văn Long, chủ nhân cuốn nhật ký.
Ông Đoàn Văn Long, chủ nhân cuốn nhật ký. Ảnh: Phan Anh

Đặt cuốn nhật ký lên bàn, ông Long nói tiếp: "Lúc ấy chưa có điện thoại, thông tin liên lạc mà đa số mọi người đều gửi thư, viết nhật ký. Có những lần phải ở hầm lâu, ẩm mốc khó chịu, thời gian chậm chạp trôi qua, chỉ biết làm bạn với cuốn nhật ký. Bấy giờ cũng không nhận thức rõ ràng viết ra để làm gì, giờ nhìn lại mới thấy nhớ, thấy bồi hồi những kỷ niệm cũ".

Hỏi về những kỷ niệm đời lính, ông Long bồi hồi: "Những ngày đầu cũng sợ, nhưng lâu dần không còn biết gì là sợ hãi nữa. Người lính, không hiểu tại sao ý chí lại kiên cường đến vậy.

Tôi và mấy anh bạn thường nói chuyện với nhau, nếu chết thì chôn cất cho nhau, còn sống trở về  thì phải đến nhà nhau chơi.

Đến bây giờ, bạn bè mỗi người một nghề. Người làm ruộng, kẻ công nhân, riêng tôi làm nghề bảo vệ. Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn rủ nhau đi chơi, đóng góp kinh phí tổ chức lên thắp hương cho những đồng đội đã ngã xuống ở nơi từng đóng quân. Chúng tôi đến với nhau vì cái nghĩa, chữ tình những năm tháng vào sinh ra tử”.

Nhìn đồng hồ đã hai tiếng hàn huyên, cũng đến giờ ông Long vào ca trực. Tôi bắt tay ông, cái bắt tay tri ân của những người sống trong thời bình với những cha ông bảo vệ đất nước dưới thời chiến.

Chiến tranh đã lùi xa, những người lính trai tráng, trẻ khỏe năm nào giờ đã râu dài, tóc bạc. Trở về với cuộc sống thường nhật, họ như những hạt bụi vàng, hòa vào hơn 90 triệu người dân Việt Nam, tuy nhỏ bé mà sáng rực, họ luôn sẵn sàng đứng lên khi Tổ quốc gọi. Dân tộc mình là vậy, anh dũng và kiên cường.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Chiến tranh biên giới sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mới

HUYÊN NGUYỄN |

Việc trình bày lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam, phía Bắc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đến nay còn sơ lược, không tương xứng vị trí và ý nghĩa của những quá trình lịch sử đó.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 15.2, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại (1979-2019)".

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Chiến tranh biên giới sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình mới

HUYÊN NGUYỄN |

Việc trình bày lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam, phía Bắc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đến nay còn sơ lược, không tương xứng vị trí và ý nghĩa của những quá trình lịch sử đó.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 15.2, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc – 40 năm nhìn lại (1979-2019)".

Đi tìm những liệt sĩ ngã xuống tại Vị Xuyên

LÃNG QUÂN |

Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh Biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cất bốc nhiều xương cốt ở các hang núi. Hang này hai bộ, hang này 5 bộ, chỗ kia 10 hài cốt hòa lẫn với nhau nên phải quy tập thành một mộ tập thể ở Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Riêng ở mặt trận Hà Tuyên này, ước tính, vẫn có hàng nghìn bộ hài cốt với nhiều thuốc nổ, đạn pháo, bom mìn ở chung trên các dãy núi bi tráng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1979 - 1989.