Việt Nam cố gắng tạo cân bằng lợi ích tốt nhất sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Vân Anh |

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam sẽ phối hợp tích cực với các nền kinh tế thành viên khác, tạo cân bằng lợi ích tốt nhất sau khi Mỹ rút khỏi TPP.

Tại cuộc họp báo Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp SOM APEC 2017 diễn ra chiều ngày 7.11, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay từ đầu đã thể hiện đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Trong phát triển kinh tế, đa dạng hóa cũng là một ưu tiên của Việt Nam.

"Việt Nam sẽ phối hợp tích cực với các nền kinh tế khác, tạo cân bằng lợi ích tốt nhất sau khi Mỹ rút khỏi TPP, đáp ứng lợi ích các thành viên. Việc Mỹ có quay trở lại TPP hay không, chúng tôi bỏ ngỏ, bởi TPP là một tiến trình mở" - Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Mỹ rút khỏi TPP.

Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong khuôn khổ hợp tác APEC có rất nhiều kênh khác nhau mà TPP chỉ là một kênh để liên kết hợp tác giữa các nền kinh tế khu vực. Ngoài TPP còn có những khu vực mậu dịch tự do sâu rộng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, trên 150 hiệp định thương mại tự do song phương.

Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, tự do hóa thương mại là vấn đề cốt lõi trong hợp tác của APEC. Tiến trình hợp tác trong APEC thể hiện rõ APEC là diễn đàn hàng đầu để thúc đẩy tự do hóa thương mại, và tiến trình đó đã đem lại kết quả tích cực. Chẳng hạn, mức thuế quan trong APEC đã giảm từ 20 xuống khoảng 4-5%. Buôn bán trao đổi trong APEC tăng nhanh, hàng trăm triệu người vượt qua đói nghèo.

Trong quá trình đổi mới của Việt Nam, việc tham gia APEC đã giúp Việt Nam từ một nước thu nhập thấp, kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình. Số người trong mức đói nghèo giảm nhanh, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn thừa nhận, trong các cuộc họp trao đổi trong APEC, xu hướng chống toàn cầu hóa ở một số nơi có tác động đến hợp tác. Bản thân các nền kinh tế APEC có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, nên mặc dù APEC vẫn tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, nhưng mức độ nhanh hay chậm là tùy từng nền kinh tế.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, tất cả các nền kinh tế đều mong muốn tăng cường hợp tác đầu tư trong khu vực, dưới những cách khác nhau.

Vân Anh
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.