Khi chiếc áo dài thấm đẫm câu chuyện về quê hương

Anh Trang |

Chào đón năm mới 2024, với mong muốn tìm về nguồn cội trong những ngày đầu năm, 18 nhà thiết kế trong cả nước sẽ kể câu chuyện trở về nơi được sinh ra bằng chiếc áo dài tại buổi trình diễn thời trang áo dài với chủ đề “Nơi tôi sinh ra” sẽ diễn ra tối 5.1.

Trên mỗi tà áo dài là những câu chuyện kể, là ký ức, là kỷ niệm mang chất liệu riêng. Ở đó, các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền: Điện Biên, Hà Nội, Huế, Hải Dương, Tây Nguyên...

Câu chuyện quê hương trên thiết kế áo dài

Nhà thiết kế Thanh Thúy chọn Điện Biên - nơi cô sinh ra để lấy cảm hứng “sáng tác” cho những trang phục áo dài. Cô kể lại: “Ông ngoại thường kể cho tôi về những chiếc xe tăng và áo trấn thủ, về những anh hùng trong cuộc chiến chống Pháp “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt” làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Từ cảm xúc đó, nhà thiết kế Thanh Thúy thêu lên những khoảnh khắc hào hùng của những cuộc chiến chống Pháp lên trang phục áo dài. Không gì tuyệt vời hơn khi bức tranh thu nhỏ của Điện Biên được phác họa thẩm mỹ lên tà áo dài.

Và câu chuyện của Hà Nội

Với nhà thiết kế trẻ Chế Quyết Tiến, anh chọn hoa văn gốm Bát Tràng làm cảm hứng sáng tạo cho trang phục áo dài.

Anh chia sẻ: “Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái thì làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng luôn giữ được vị thế cho đến tận ngày nay, là một niềm tự hào của nghề gốm.

Hoa văn gốm Bát Tràng, những màu sắc đặc trưng như xanh lam, xanh bích, trắng ngọc đã miêu tả chân thực những hoạ tiết bình dị của cuộc sống được các nghệ nhân vẽ bằng tay trên sản phẩm gốm của mình.

Màu xanh là sự khát khao hòa bình được ẩn chứa sau những tà áo dài thướt tha, mong cầu cuộc sống bình yên”.

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, nhà thiết kế Chế Quyết Tiến bộc bạch: “Là một người con sinh ra tại thủ đô Hà Nội, nét đẹp trong những ngôi nhà Bắc Bộ không thể thiếu những vật dụng như bát, đĩa, lọ hoa… được sử dụng từ gốm men lam Bát Tràng. Hình ảnh đó đã ăn sâu trong tiềm thức của tôi mỗi khi nhớ đến làng gốm Bát Tràng”.

Theo nhà thiết kế Chế Quyết Tiến, việc sử dụng họa tiết gốm Bát Tràng cho áo dài là muốn thể hiện sự khát vọng của hòa bình, sự bình đẳng, độc lập của những người phụ nữ ngày nay.

Nhà thiết kế Chế Quyết Tiến sinh năm 1999, anh là một trong những nhà thiết kế trẻ tuổi nhất tham gia chủ đề thiết kế áo dài “Nơi tôi sinh ra”.

Nhà thiết kế, hoa hậu Ngọc Hân phác họa Thăng Long xưa và Hà Nội nay qua trang phục áo dài, cụ thể là tranh Kim Hoàng.

Gần mười thế kỷ đã trôi qua, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn là trung tâm văn hoá lớn của nước Việt Nam. Ngọc Hân một người con của mảnh đất Kinh Kỳ, sống ở nơi hội tụ kết tinh của nhiều tinh hoa văn hoá. Cô có niềm yêu thích những bộ tranh dân gian truyền thống, cùng với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Lần này, Ngọc Hân có cơ hội may mắn được biết thêm tranh Kim Hoàng vốn là dòng tranh Tết nổi tiếng đã từng bị thất truyền trong khoảng thời gian khá dài.

Tranh Kim Hoàng, hay còn gọi là Tranh Đỏ mang chủ đề chính gắn liền với những hình ảnh quen thuộc gần gũi trong đời sống nông thôn miền Bắc. Cụ thể đó là tranh lợn, gà, cuộc sống đồng quê, ông Công, ông Táo… Ngọc Hân một lần nữa làm mới hình ảnh áo dài của cô khi lấy cảm hứng sáng tạo từ tranh Kim Hoàng.

Ngoài 3 nhà thiết kế trên, còn có sự tham gia của nhiều nhà thiết kế khác như: Phương Thảo với chủ đề về những gánh hàng rong, Trần Thiện Khánh lấy cảm hứng từ ráng chiều cùng nét bảng lảng bâng khuâng của Huế mộng mơ với gam hồng đào làm chủ đạo, Nguyễn Thúy chọn sắc hoa anh đào và núi đồi của Tây Nguyên mỗi khi Xuân về, Minh Hạnh được sinh ra tại thành phố mù sương Pleiku với ký ức còn đọng lại là những sắc màu thổ cẩm và những đôi mắt sâu thẳm hiền hòa của những người dân tộc...

Anh Trang
TIN LIÊN QUAN

Thiếu nữ xúng xính áo dài checkin trên phố đi bộ Hồ Gươm

Thảo Trang |

Những ngày cuối năm, rất nhiều người dân Thủ đô diện áo dài check-in và dạo quanh phố đi bộ Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đến Việt Nam mặc áo dài

Ý Yên |

Tiếp nối lịch sử, áo dài trong dòng chảy hiện đại mang đến những giá trị mới mẻ trong câu chuyện ngoại giao văn hóa, kết nối và thúc đẩy du lịch.

Đưa áo dài trở thành “Đại sứ du lịch” của Thủ đô

ngọc trang (thực hiện) |

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa, thu hút hơn 60.000 lượt du khách trong nước và quốc tế. Sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô, góp phần đưa áo dài trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Dự án cải tạo dốc Cun trên Quốc lộ 6 lại trễ hẹn về đích

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Dự án xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông ở dốc Cun trên Quốc lộ 6 không về đích đúng hạn, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Thiếu nữ xúng xính áo dài checkin trên phố đi bộ Hồ Gươm

Thảo Trang |

Những ngày cuối năm, rất nhiều người dân Thủ đô diện áo dài check-in và dạo quanh phố đi bộ Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đến Việt Nam mặc áo dài

Ý Yên |

Tiếp nối lịch sử, áo dài trong dòng chảy hiện đại mang đến những giá trị mới mẻ trong câu chuyện ngoại giao văn hóa, kết nối và thúc đẩy du lịch.

Đưa áo dài trở thành “Đại sứ du lịch” của Thủ đô

ngọc trang (thực hiện) |

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa, thu hút hơn 60.000 lượt du khách trong nước và quốc tế. Sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô, góp phần đưa áo dài trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội.