Ông cũng khẳng định, việc tạm dừng thu phí ở Đà Nẵng lần này là để xây dựng lộ trình cụ thể, chứ không phải vì VCPMV thu sai.
“10 năm nay, chúng tôi đã thu phí tác quyền âm nhạc của 400 khách sạn trên cả nước. Thế giới họ cũng thu quyền tác quyền âm nhạc qua tivi trong các khách sạn. Thế nên không thể nói là chúng tôi thu sai”- nhạc sĩ Phó Đức Phương nói thêm.
Ngoài ra ông cho rằng việc tạm dừng thu phí lần này là trên tinh thần cầu thị, để xây dựng cơ sở nội dung. Và việc tạm dừng thu tiền chỉ áp dụng ở phòng ngủ của các khách sạn, còn ở những khu vực khác như sảnh, cà phê, quán bar, sàn diễn vẫn thu bình thường.
“Trong thời gian tới, sau khi trình bày với cơ quan quản lý nhà nước rõ ràng, cụ thể và được thông qua, chúng tôi sẽ lại tiếp tục thực hiện việc thu tiền tác quyền tại các khách sạn ở Đà Nẵng”- nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định.
Mức giá VCPMV áp dụng để thu tiền tác quyền đều đếm trên đầu tivi, chỗ ngồi, phòng... tại khách sạn, quán cafe chứ không xác định rõ việc cơ sở kinh doanh sử dụng ca khúc nào, có của tác giả đã ủy quyền cho trung tâm hay không. |
Tuy nhiên, rõ ràng là để thực hiện được điều này là không dễ. Liệu VCPMC có chắc người thuê phòng mở tivi chỉ để xem ca nhạc? Khách sạn yêu cầu nhà đài phải phát các ca khúc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ?
Muốn tiến hành thu được, VCPMC cần phải thống kê bên khách sạn và người thuê phòng đã “sử dụng” bài hát nào, của ai, người đó có ủy quyền cho mình hay không và cũng nên công khai danh sách ca khúc được ủy quyền để bên chủ khách sạn được biết và đối chiếu.
Và chắc chắn, việc xác định đối tượng sử dụng quyền biểu diễn tác phẩm để thu tiền sẽ không dễ dàng như việc đếm số lượng tivi có trong khách sạn, như cách mà VCPMC đã làm và bị dư luận phản ứng.