Việt Nam đang làm khá tốt quảng bá văn hóa thông qua ẩm thực

Ngọc Trang (thực hiện) |

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 217/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, thành phố tập trung đầu tư phát triển những lĩnh vực giàu tiềm năng như: du lịch văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh, truyền hình và phát thanh...

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam - ông Christian Manhart về góc nhìn của ông về những thế mạnh của Hà Nội khi công nghiệp hóa văn hóa.

Theo kế hoạch, đến năm 2045, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu đưa công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện đóng góp 10% cho GRDP của thành phố. Góc nhìn của ông về hướng đi này của Hà Nội?

- Năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 12.9 vừa qua, UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị để xem xét tiến độ thực hiện chiến lược.

Tại buổi làm việc, Hà Nội đã chia sẻ về kinh nghiệm tận dụng “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO để phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa của thành phố. Và kể từ đó, Hà Nội đang dẫn đầu sự phát triển của các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa, sử dụng “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” để giao lưu và hợp tác quốc tế.

Ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Ảnh: NVCC
Ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Ảnh: NVCC

Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa hiện nay đặc biệt kịp thời trong quá trình phục hồi toàn cầu từ COVID-19, và chúng tôi rất vui mừng khi Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam có Nghị quyết này, kết nối phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hóa, tập trung vào giá trị kinh tế của sáng tạo văn hóa và nghệ thuật, trong đó chú ý đến tính đa dạng trong sáng tạo của các cá nhân, tập thể, cộng đồng.

Hà Nội có những lợi thế đặc biệt nào để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo ông?

- Trong những thập kỷ qua, Hà Nội đã trải qua những thay đổi nhanh chóng và đang ở một bước ngoặt, nơi lịch sử và truyền thống giao thoa với hiện đại.

Thành phố có một nền văn hóa đa tầng với sự sáng tạo là tâm điểm. Tiêu biểu cho điều này là kho tàng tài nguyên văn hóa phong phú, bao gồm hàng nghìn di sản, 1.350 làng nghề truyền thống và một cộng đồng các nhà thiết kế, sáng tạo và nhiều không gian sáng tạo mới nổi trên toàn thành phố.

Tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO vào năm 2019, Hà Nội hiện có cơ hội lớn để mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế với các thành phố sáng tạo khác trong khu vực và trên thế giới. Thành phố Sáng tạo Hà Nội là một câu chuyện mới cho một thế kỷ mới, đại diện cho thương hiệu và hình ảnh của Hà Nội - đất nước Việt Nam - hướng tới tương lai, hướng tới sự hòa nhập, phát triển bền vững.

Cùng với nguồn tài nguyên văn hóa, lịch sử phong phú, Hà Nội hiện đã có nền tảng vững chắc để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Trong số 12 lĩnh vực mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa, theo ông ngành nào của Việt Nam có tiềm năng phát triển nhất?

- Việt Nam là một đất nước có dân số đông và nền văn hóa cũng đa dạng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả 12 lĩnh vực của các ngành công nghiệp văn hóa đều có thể có tiềm năng nếu chúng ta có cách tiếp cận đúng đắn.

Tuy nhiên, tôi hiểu rằng Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực và nguồn lực nếu Việt Nam đầu tư vào cả 12 lĩnh vực.

Vì thế, các thành phố hoặc khu vực có thể lựa chọn những lợi thế phù hợp với chiến lược phát triển của thành phố hoặc vùng.

Tôi sẽ lấy “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO làm ví dụ điển hình. Hiện có hơn 300 thành phố trên thế giới. Mỗi thành phố tham gia mạng lưới này theo một trong bảy lĩnh vực sáng tạo là: Thủ công và Nghệ thuật Dân gian, Nghệ thuật Truyền thông, Phim ảnh, Thiết kế, Ẩm thực, Văn học và Âm nhạc.

Các thành phố thành viên hợp tác theo bảy cụm để trao đổi thực tiễn tốt nhất và hợp tác giữa các thành phố trong lĩnh vực sáng tạo mà họ được chỉ định. Bằng cách tập trung vào một lĩnh vực sáng tạo, các thành phố có thể tối đa hóa lợi tức đầu tư các nguồn lực của họ và làm cho tên tuổi của họ được biết đến như một điểm đến sáng tạo của một lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, Hà Nội là một thành phố sáng tạo về thiết kế. Adelaide của Úc là thành phố sáng tạo về âm nhạc, hay Dương Châu của Trung Quốc là thành phố sáng tạo về ẩm thực.

Tôi có thể chia sẻ với các bạn rằng UNESCO đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ Việt Nam thiết lập một vành đai sáng tạo bao gồm bảy thành phố sáng tạo trên cả nước. Chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.

Theo ông Christian Manhart, Hà Nội hiện đã có nền tảng vững chắc để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ảnh: NVCC
Theo ông Christian Manhart, Hà Nội hiện đã có nền tảng vững chắc để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ảnh: NVCC

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nhưng mọi người trên thế giới chỉ biết đến một vài món ăn tiêu biểu như phở, bún chả hay bánh mì mà không biết hoặc thử những món ăn ngon khác của Việt Nam. Ông nghĩ Việt Nam đã quảng bá văn hóa của mình thông qua ẩm thực đã đủ tốt và đúng đắn?

- Khi tôi được đề cử đến Hà Nội, một số người bạn của tôi đã nói rằng tôi may mắn được tới Việt Nam vì nền văn hóa thú vị, con người thân thiện và đặc biệt là ẩm thực tuyệt vời. Và thực sự, tôi rất ấn tượng về ẩm thực Việt Nam, rất đa dạng, lành mạnh vì ít dầu mỡ hơn nhiều nước khác và sử dụng nhiều nguyên liệu, thảo mộc tươi. Điều đó làm cho hầu hết các món ăn ở đây rất ngon.

Tôi nghĩ Việt Nam đang làm khá tốt việc quảng bá văn hóa của mình thông qua ẩm thực - có rất nhiều tour du lịch ẩm thực và ẩm thực đường phố, nơi du khách có thể học nấu nướng, tìm hiểu những câu chuyện thú vị đằng sau mỗi món ăn ngon và thưởng thức  chúng.

Du khách quốc tế đến đây rất thích loại hình du lịch hấp dẫn này. Với sự trở lại của du khách quốc tế sau COVID-19, tôi nghĩ rằng ẩm thực Việt Nam sẽ ngày càng đến với nhiều người trên khắp thế giới.

Theo ông, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với thách thức gì? Ông có lời khuyên nào cho ngành du lịch Việt trên chặng đường phát triển tương lai?

- Việt Nam hiện có 8 di sản thế giới, 14 di sản phi vật thể được UNESCO công nhận, và tất nhiên còn rất nhiều địa điểm đẹp khác, chưa được UNESCO ghi danh trên cả nước. Tôi đã đến một số địa điểm ở Việt Nam và cảm thấy rất ấn tượng về vẻ đẹp và sự thú vị của đất nước các bạn.

Rõ ràng, tôi có thể thấy một tiềm năng rất lớn của Việt Nam trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển văn hóa là một thách thức.

Du khách đến Việt Nam không chỉ để ngắm nhìn những điều đẹp đẽ mà còn để giao lưu với người dân địa phương, tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa, truyền thống mới. Do đó, việc quan trọng là phải ghi nhớ điều này.

Khi phát triển các dịch vụ chỉ phục vụ khách du lịch quốc tế, có thể sẽ đánh mất đi cái hồn thực sự của địa điểm đó. Chúng ta cần phải có cách tiếp cận, phát triển bền vững vì nếu không có văn hóa, cái hồn của vùng đất, khách du lịch sẽ ngừng đến đây. Và chúng tôi đã thấy sự phát triển tiêu cực này ở rất nhiều nơi khác trên thế giới.

Hiện nay, UNESCO đang triển khai một số dự án về du lịch bền vững tại nhiều Di sản Thế giới ở Việt Nam, từ Tràng An, Hạ Long, đến Hội An… Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các đối tác địa phương để giúp họ tìm ra chiến lược tốt nhất cho việc bảo tồn và phát triển nhằm tăng cường phúc lợi của người dân địa phương sống trong khu vực.

Cảm ơn ông về những chia sẻ!

Ngọc Trang (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phục hồi và tăng tốc ngành ẩm thực và quầy uống tại miền Tây

MAI LINH |

Cần Thơ - Ngày 17.6, iPOS.vn cùng cộng đồng F&B Việt Nam đã tổ chức sự kiện và triển lãm ngành ẩm thực và đồ uống. Sự kiện thu hút nhiều bạn trẻ mong muốn startup từ ngành F&B.

Dàn sao Việt mang ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Minh Anh |

Để quảng bá cho nền ẩm thực và văn hoá dân tộc, các sao Việt đã có nhiều hành động nhằm mang tinh hoa ẩm thực Việt Nam đến với thế giới.

Nhiều hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam sau khi mở cửa du lịch

Hải Minh |

Các hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam sau khi mở cửa đón khách du lịch quốc tế.

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Phục hồi và tăng tốc ngành ẩm thực và quầy uống tại miền Tây

MAI LINH |

Cần Thơ - Ngày 17.6, iPOS.vn cùng cộng đồng F&B Việt Nam đã tổ chức sự kiện và triển lãm ngành ẩm thực và đồ uống. Sự kiện thu hút nhiều bạn trẻ mong muốn startup từ ngành F&B.

Dàn sao Việt mang ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Minh Anh |

Để quảng bá cho nền ẩm thực và văn hoá dân tộc, các sao Việt đã có nhiều hành động nhằm mang tinh hoa ẩm thực Việt Nam đến với thế giới.

Nhiều hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam sau khi mở cửa du lịch

Hải Minh |

Các hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam sau khi mở cửa đón khách du lịch quốc tế.