98,7% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

LÊ HOA |

Từ năm 1998, giúp việc gia đình là một loại hình lao động xã hội trong Danh mục nghề quốc gia. Tuy nhiên, lao động giúp việc gia đình chưa có chính sách việc làm, chương trình đào tạo nghề và chính sách an sinh xã hội của đối tượng này chưa được đảm bảo.

Người giúp việc hầu hết là phụ nữ có trình độ học vấn thấp

Ở nước ta hiện nay, số lượng lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) chưa có con số chính thức. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 có khoảng 350.000 – 400.000 lao động GVGĐ ở Việt Nam.

Năm 2013, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) trên địa bàn Hà Nội, Nam Định, TPHCM, Vĩnh Long, Khánh Hòa, trung bình mỗi một phường có tới 200 đến 1.200 lao động GVGĐ.

Bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng - cho biết: “Thực tế cho thấy, lao động GVGĐ mang đậm nét đặc trưng về giới với 99,7% lao động nữ, xuất thân ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp. Bên cạnh đó, họ không được đào tạo kỹ năng làm công việc gia đình. Bởi vậy, khi bắt đầu công việc, lao động GVGĐ gặp khó khăn từ việc thích nghi, hòa nhập gia đình gia chủ, kỹ năng cơ bản làm công việc nhà… 

Ngoài ra, có tới 98,7% lao động GVGĐ không được hưởng chính sách an sinh xã hội như quyền chi trả một phần bảo hiểm y tế, chế độ bảo hiểm xã hội như lao động ngành nghề khác. Số lao động GVGĐ ít ỏi còn lại có bảo hiểm do trước đây họ làm cán bộ công chức về hưu hoặc có thẻ bảo hiểm hộ nghèo.

Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, lao động GVGĐ họ quan niệm rằng chính sách an sinh xã hội nói trên là xa vời và chỉ dành cho những ngành nghề khác.

Hầu hết người GVGĐ không có hợp đồng lao động

Ở nước ta hiện nay, hầu hết lao động GVGĐ không được tham gia các khóa đào tạo nghề. Lao động GVGĐ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tư tưởng ăn sâu “nhà ai cũng biết quét, giặt quần áo ai cũng biết vò…”.

Bà Ngô Thị Ngọc Anh cho biết thêm, hiện nay, hầu như lao động GVGĐ đình không có hợp đồng lao động. Đây là sự bỏ ngỏ lớn của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động việc làm. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý về vấn đề này, nhưng họ chưa có con người, chuyên môn nghiệp vụ để tham gia quản lý việc kí kết hợp đồng lao động giữa lao động GVGĐ và gia đình gia chủ. Chỉ gia chủ nào mong muốn gắn bó với người lao động GVGĐ, làm việc lâu dài mới có thể kí hợp đồng lao động.

Vì vậy, muốn có kí kết hợp đồng đảm bảo an toàn, quyền lợi cho cả hai bên cần sự tham gia, vào cuộc của cấp phường, quận, cán bộ lao động thương binh xã hội phải rất sát sao. Việc không kí kết hợp đồng lao động dẫn đến người GVGĐ không được tham gia, tiếp cận những chính sách an sinh xã hội.

Mục tiêu của dự án “Thúc đẩy quyền của lao động giúp việc gia đình trong việc tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm ở Việt Nam” trong 5 năm (2017 – 2021) hướng đến ít nhất 1.500 lao động GVGĐ trong địa bàn có thể thực hành quyền và tiếp cận an sinh xã hội, lao động việc làm.

Dự án hoạt động trên địa bàn tập trung nhiều lao động giúp việc gia đình như quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. 

LÊ HOA
TIN LIÊN QUAN

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.