Bảo tồn nhưng không để xuất hiện một Hòn Trống Mái "mới" trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trao đổi với báo chí tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ chiều nay (29.8) tại Hạ Long, đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, việc bảo tồn Hòn Trống Mái không chậm trễ nhưng cũng phải hết sức thận trọng để không làm biến dạng biểu tượng của vịnh Hạ Long.

Theo ông Vũ Kiên Cường – Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long – dù đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn Hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long” của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản chưa hoàn thành, nhưng tỉnh Quảng Ninh đã giao các cơ quan chức năng vào cuộc ngay để có biện pháp bảo tồn Hòn Trống Mái.

Trong đó, trước mắt giao Sở Giao thông – Vận tải nghiên cứu lắp phao xung quanh Hòn Trống Mái để giữ khoảng cách tiếp cận giữa tàu du lịch với Hòn Trống Mái tối thiểu 70m; đồng thời hạn chế tốc độ tàu chạy dưới 10km/h.

Ông Vũ Kiên Cường - tân Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long - thông tin về việc bảo tồn Hòn Trống Mái. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ông Vũ Kiên Cường - tân Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long - thông tin về việc bảo tồn Hòn Trống Mái. Ảnh: Nguyễn Hùng

Về các giải pháp lâu dài như đề xuất của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, hiện UBND tỉnh Quảng Ninh đang giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu các quy định, luật…để xây dựng một đề án tổng thể, toàn diện.

Tuy nhiên, theo ông Cường, việc bảo tồn Hòn Trống Mái rất quan trọng nhưng cũng phải hết sức thận trọng, đảm bảo hạn chế tối thiểu tác động vào thiên nhiên, không làm thay đổi cảnh quan, biến dạng và đặc biệt không để tạo ra một Hòn Trống Mái mới trên vịnh Hạ Long.

Theo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hòn Trống Mái tồn tại 40 khối đá có nguy cơ trượt lở, đổ lở cao (11 khối trên hòn Trống và 29 khối trên hòn Mái).

Hòn Trống Mái. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hòn Trống Mái. Ảnh: Nguyễn Hùng

Về giải pháp lâu dài, Viện này đề xuất giải pháp khoan neo đối với các khối đá có nguy cơ trượt phẳng cao; xây tường bê tông cho các khối đá đã bị sạt mất phần chân, bề mặt đá bị phong hoá mạnh; trám bịt các hệ thống khe nứt mở, giảm thiểu tốc độ ăn mòn trong các hệ thống khe nứt…

“Đây mới là kết quả nghiên cứu, đề xuất của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, chứ chưa kết luận lựa chọn giải pháp nào. Bản thân nội bộ Ban Quản lý vịnh Hạ Long cũng tranh luận nhiều về các giải pháp trên, chẳng hạn như đổ xi măng, sắt thép vào trong Hòn Trống Mái thì được bao nhiêu năm…? – Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường cho biết – “Vì vậy, sau này khi xây dựng đề án tổng thể bảo tồn Hòn Trống Mái sẽ phải tổ chức các hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước để đưa ra những giải pháp bền vững, ít tác động nhất với Hòn Trống Mái”

Theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, thời gian qua đã xảy ra một số vụ sạt lở núi đá giữa vịnh Hạ Long, trong đó có: sạt lở hòn 649 năm 2013, sạt lở hòn Thiên Nga năm 2016, sạt lở hòn Bề Hẹn Đông năm 2019, sạt lở hòn 365 năm 2020... Hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ hàng triệu năm qua, đang diễn ra và sẽ còn diễn ra trong tương lai.

Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã chủ trì và phối hợp với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học thực hiện một số đề tài nghiên cứu, đánh giá tình trạng sạt lở của các núi đá giữa vịnh Hạ Long và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị quây phao xung quanh Hòn Trống Mái trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đối với Hòn Trống Mái - biểu tượng của vịnh Hạ Long, một trong những giải pháp đầu tiên và dễ thực hiện nhất, theo các chuyên gia, là hạn chế sự tác động của tàu thuyền qua lại.

Chiêm ngưỡng biểu tượng của vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Gần đây giới chuyên môn và dư luận quan tâm đặc biệt tới Hòn Trống Mái – được coi là biểu tượng của vịnh Hạ Long, sau khi có những nghiên cứu về những nguy cơ sạt lở của biểu tượng này. Cùng xem những bức ảnh về Hòn Trống Mái tuyệt đẹp, được chụp ở nhiều góc ảnh khác nhau và từng thời điểm trong ngày.

Nguy cơ sạt lở các núi đá giữa vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Các chuyên gia trong và ngoài nước đang tiếp tục có những cảnh báo nguy cơ sạt lở đối với hòn Trống Mái - hình ảnh được coi là biểu tượng của Di sản thế giới vịnh Hạ Long.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.