Độ mặn tại các cửa sông ĐBSCL tiếp tục lên xuống bất thường

Khánh Vũ |

Độ mặn ở các cửa sông vùng đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tiếp tục giảm từ nay đến khoảng ngày 20.3, sau đó xâm nhập mặn vào đợt tăng, giảm mới, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt.

Xâm nhập mặn có thể khiến 159 nghìn hộ khát nước ngọt

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), từ nay đến ngày 20.3.2020, độ mặn ở các cửa sông vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tiếp tục giảm. Tuy nhiên, sau đó, từ ngày 21-25.3, xâm nhập mặn sẽ tăng nhẹ. Tiếp sau đó, xâm nhập mặn lại có xu thế giảm từ ngày 25.3 đến ngày 4.4.2020. 

“Trong thời gian xâm nhập mặn giảm, các khu vực có khả năng xuất hiện nước ngọt, có khả năng lấy được vào thời kỳ triều thấp” ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi thông tin.

Cụ thể, từ chân triều trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (tỉnh Long An), phạm vi xâm nhập mặn từ 75km đến 85km trở vào, thuộc xã Bình Đức huyện Bến Lức và xã Mỹ Phú, thành phố Tân An.

Trên sông Cổ Chiên: Từ 35km đến 40km trở vào thuộc xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Trên sông Hậu: Từ 40km đến 45km trở vào thuộc xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Trên sông Cái Lớn: Từ 45km đến 50km trở vào thuộc xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

“Tuy nhiên, tại các cửa sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại, thuộc các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, độ mặn vẫn liên tục duy trì ở mức cao, ít có khả năng xuất hiện nước ngọt, kể cả vào lúc chân triều” – thông tin từ Tổng cục Phòng, Chống thiên tai cho biết.

Theo thống kê ban đầu, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm thiệt hại hơn 30 nghìn hécta lúa mùa năm 2019 và vụ đông xuân 2019-2020; khoảng 332 nghìn hécta lúa đông xuân; 136 nghìn hécta cây ăn quả khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020.

Tại các tỉnh thuộc ĐBSCL hiện có khoảng 82 nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trong thời gian tiếp theo của mùa khô năm 2020, sẽ có gần 159 nghìn hộ sẽ thiếu nước sinh hoạt.

Thường xuyên đo độ mặn để kịp thời ứng phó

Ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và tình hình nguồn nước tại các hồ chứa xuống thấp trong khi nông dân chuẩn bị xuống giống lúa hè thu, Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến nguồn nước, thông tin dự báo xâm nhập mặn để thực hiện việc xuống giống lúa vụ hè thu phù hợp với điều kiện nguồn nước.

Bộ NNPTNT khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục thực hiện đo độ mặn, lấy nước có độ mặn cho phép để khẩn trương cung cấp cho các vùng cây ăn trái đang có nguy cơ thiếu nước và tạo nguồn nước sinh hoạt. Các vùng canh tác lúa đã thu hoạch cần lấy nước để tiến hành rửa mặn, chuẩn bị cho gieo cấy vụ hè thu khi có nguồn nước ngọt về ổn định.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Thời điểm không khí lạnh tác động mạnh nhất đến miền Bắc

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định do tác động của không khí lạnh, từ đêm 2.10, nhiệt độ ở miền Bắc tiếp tục suy giảm.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.