Đồng bằng sông Cửu Long: Rộ sạt lở bất thường trái mùa

Lục Tùng |

Với việc rộ lên vào thời điểm lũ chảy tràn như hiện nay, sạt lở vùng đầu nguồn ĐBSCL không chỉ diễn biến bất thường, mà còn là tiếng chuông cảnh báo sạt lở nặng khi nước lũ rút....

Sạt lở bờ kênh ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở bờ kênh ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Khác với nhiều năm trước, sạt lở chỉ rộ lên vào 2 thời điểm lũ thượng nguồn bắt đầu đổ về và lũ rút, mùa lũ năm 2018, sạt lở lại bắt đầu rộ lên vào thời điểm lũ từ thượng, trung nguồn sông Mekong đã chảy tràn tại vùng hạ lưu. Đáng lưu ý là theo số liệu đo đạc trong 50 năm qua, lũ năm nay không phải là lũ quá lớn.
Sạt lở bờ kinh nội đồng đầu nguồn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở bờ kinh nội đồng đầu nguồn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng

Tại tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, lũ không chỉ tấn công các tuyến đê bao, đường giao thông nông thôn, đe dọa và làm thiệt hại cây trồng, vật nuôi, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, nhất là học sinh đến trường..., mà còn gây sạt lở mạnh lên bờ sông Tiền và sông Hậu.

Sạt lở giao thông nông thôn. Ảnh: LT
Sạt lở giao thông nông thôn. Ảnh: LT
Đây là điều bất thường. Bởi tại buổi hội ý nhanh về phương án ứng phó với lũ khi lũ mới có dấu hiệu lên nhanh, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết, kết quả khảo sát thực tế tại vùng đầu nguồn cho thấy, lũ năm 2018 diễn biến theo xu thế mới. Không chảy mạnh vào nội đồng như mọi năm, lũ quay sang đổ dồn ra sông Tiền, nhiều khả năng sẽ gây sạt lở mạnh cho bờ sông.

Quả đúng như dự đoán, những ngày qua, sạt lở đã liên tiếp tấn công, đe dọa lên bờ nhiều đoạn sông. Chỉ riêng An Giang, đã có nhiều trong số 51 đoạn bờ sông xảy ra sạt lở với những mức độ khác nhau. Cụ thể vào hồi 16h ngày 11.9, sạt lở bờ sông Hậu chiều dài 52m, ăn sâu vào 25m đã buộc 13 căn nhà tại khu vực tổ 2, ấp Mỹ Khánh 2, xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên) phải di dời khẩn cấp.

Trước đó không lâu, sạt lở bờ sông Tiền đã đe dọa nhà máy nước Đông Bình – nơi cung cấp 70% nước sinh hoạt cho TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Sự việc nguy cấp đến mức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo UBND TP. Cao Lãnh thực hiện các giải pháp cấp bách để xử lý.

Theo các nhà chuyên môn, có nhiều nguyên nhân khiến sạt lở mùa lũ thất thường, như: Tác động từ Biến đổi khí hậu toàn cầu – nước biển dâng..., nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính những tác động của con người đã tiếp tay cho thiên công phá. Đó không chỉ là việc đắp đê bao đã khiến 2 “rốn lũ” là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười mất khả năng tích trữ khoảng 16 triệu mét khối nước nên lũ tràn ra sông mà còn bởi bờ sông đang bị con người “lạm dụng”.

Các hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn bờ sông cùng nạn khai thác cát trên sông đã làm dòng chảy đáy bị thay đổi, nên dòng lũ đói phù sa đã tấn công mạnh lên bờ sông...

Với diễn biến này, các chuyên gia dự báo, khi lũ rút, nhiều khả năng sạt lở bờ sông sẽ nghiêm trọng hơn.

Sạt lở còn tấn công mạnh lên vách sông Hậu, đoạn đi qua xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở tấn công mạnh lên vách sông Hậu, đoạn đi qua xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng

Sạt lở trên sông Tiền đoạn đi quan TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở trên sông Tiền đoạn đi quan TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở trên sông Tiền tấn công nhà máy nước Đông Bình, nơi cung cấp 70% lượng nước sinh hoạt cho TP. Cao Lãnh. Ảnh: Lục Tùng
Sạt lở trên sông Tiền tấn công nhà máy nước Đông Bình, nơi cung cấp 70% lượng nước sinh hoạt cho TP. Cao Lãnh. Ảnh: Lục Tùng

Theo một số chuyên gia, bên cạnh tác động từ thiên nhiên, sạt lở bất thường này còn do chính con người tiếp tay. Ảnh: Lục Tùng
Theo một số chuyên gia, bên cạnh tác động từ thiên nhiên, sạt lở bất thường này còn do chính con người tiếp tay. Ảnh: Lục Tùng

và lấn chiếm, tác động thái quá đến hành lang an toàn của bờ sông. Ảnh: Lục Tùng
...và lấn chiếm, tác động thái quá đến hành lang an toàn của bờ sông. Ảnh: Lục Tùng

Nhất là nạn khai thác cát sông. Ảnh: Lục Tùng
Nhất là nạn khai thác cát sông. Ảnh: Lục Tùng
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Siêu bão Mangkhut "chồng" áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu đe dọa lũ lụt, sạt lở đất trong tuần tới

Kh.V |

Vài ngày tới có 1 cơn áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Trong khi đó, một dự báo khác cho thấy, ngay sau đó, một siêu bão Mangkhut có nhiều khả năng sẽ đi vào Bắc Biển đông gây thêm một đợt mưa lớn cho vùng núi Bắc Bộ. Nguy cơ lũ lụt lại đe dọa nhiều tỉnh phía Bắc.

Mưa lũ, sạt lở khiến 3 trường phải đi khai giảng nhờ, 4 trường "lỡ hẹn" ngày 5.9

Thảo Anh |

Lũ quét, sạt lở kinh hoàng, hàng nghìn khối đất đá đổ xuống khiến nhiều trường tại miền Tây tỉnh Thanh Hóa bị vùi lấp, ngập bùn. Do hậu quả mưa lũ, ngày mai (5.9), tại Thanh Hóa, Nghệ An, 3 trường phải đi khai giảng nhờ, 4 trường không thể khai giảng đúng hẹn.

Hải Phòng: Núi Phướn sạt lở, hơn 20 hộ dân hoang mang

H.Hoan |

Vụ sạt lở núi Phướn (huyện An Lão, Hải Phòng) trong đêm với hàng ngàn mét khối đất đá đổ xuống làm những người dân xung quanh chân núi hoang mang, lo lắng.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Siêu bão Mangkhut "chồng" áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu đe dọa lũ lụt, sạt lở đất trong tuần tới

Kh.V |

Vài ngày tới có 1 cơn áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Trong khi đó, một dự báo khác cho thấy, ngay sau đó, một siêu bão Mangkhut có nhiều khả năng sẽ đi vào Bắc Biển đông gây thêm một đợt mưa lớn cho vùng núi Bắc Bộ. Nguy cơ lũ lụt lại đe dọa nhiều tỉnh phía Bắc.

Mưa lũ, sạt lở khiến 3 trường phải đi khai giảng nhờ, 4 trường "lỡ hẹn" ngày 5.9

Thảo Anh |

Lũ quét, sạt lở kinh hoàng, hàng nghìn khối đất đá đổ xuống khiến nhiều trường tại miền Tây tỉnh Thanh Hóa bị vùi lấp, ngập bùn. Do hậu quả mưa lũ, ngày mai (5.9), tại Thanh Hóa, Nghệ An, 3 trường phải đi khai giảng nhờ, 4 trường không thể khai giảng đúng hẹn.

Hải Phòng: Núi Phướn sạt lở, hơn 20 hộ dân hoang mang

H.Hoan |

Vụ sạt lở núi Phướn (huyện An Lão, Hải Phòng) trong đêm với hàng ngàn mét khối đất đá đổ xuống làm những người dân xung quanh chân núi hoang mang, lo lắng.