Đường sắt Bắc Nam vẫn “đứt tuyến” vì sụt trượt tại Đèo Cả

KH |

Địa hình phức tạp khiến việc khắc phục sự cố sụt trượt đường sắt tại khu vực đèo Cả (Phú Yên) vẫn chưa thể được triển khai. Đường sắt Bắc Nam có thể sẽ phải chờ tới ngày 24.11 mới thông tuyến trở lại.

Trao đổi với báo Lao Động trưa 9.11, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt, cho biết đang có mặt tại hiện trường và họp với các đơn vị tư vấn để tìm phương án thi công tối ưu để khắc phục sự cố này. Theo các đơn vị tư vấn, thời gian dự kiến thông tuyến là ngày 24.11 với tốc độ chạy tàu 5km/h.

Do địa chất phức tạp với bề ngang hẹp nên ngành đường sắt chưa xử lý được điểm sụt trượt để thông đường như dự kiến trước đó.

Theo lãnh đạo ngành đường sắt, các đơn vị tư vấn đang tìm phương án thi công tối ưu, thời gian ngắn đối với điểm sụt trượt đường sắt tại đèo Cả. Hiện ngành đường sắt đang huy động hơn 200 công nhân trực tiếp xử lý sự cố.

Địa hình khu vực sụt trượt tại đèo Cả một bên là vách núi, một bên là biển, đường sắt ở độ cao 30 m so với mực nước biển, địa chất dễ sạt lở thêm trên diện rộng khi mưa lớn, khiến phương án xử lý điểm sạt lở này gặp nhiều khó khăn. Các công nhân không thể vận chuyển vật liệu bằng đường bộ hay đường thuỷ nên phải vận chuyển và thi công hoàn toàn thủ công.

Tại hiện trường, thời tiết không thuận lợi, trời tiếp tục mưa to nên không thi công liên tục được và điểm sạt mở rộng từ 20 m lên đến 50 m, dự kiến đơn vị thi công phải đắp khoảng 5.000 m3 đá. 

Hiện nay, do tuyến Bắc Nam chưa thông, ngành đường sắt phải dồn tàu khách Bắc Nam và chuyển tải khách bằng đường bộ giữa hai ga Hảo Sơn (Phú Yên) và Đại Lãnh (Khánh Hòa). Các chuyến tàu hàng đi qua khu vực này phải tạm dừng.

Trước đó, trong bão số 12, đường sắt Bắc – Nam qua khu vực Đèo Cả đã bị sụt trượt nhiều vị trí đặc biệt, tại km 1226+780 giữa ga Hảo Sơn và ga Đại Lãnh, đường sắt bị sụt trượt nặng taluy âm về phía biển, khiến xói đá nền đường phải phong tỏa để sửa chữa.

Ngày 5.11, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã họp bàn phương án và tập trung nhân lực thi công để xử lý vết sụt trượt và đặt kế hoạch thông tàu tốc độ 5 km/h vào ngày 9.11.

KH
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.