Khát vọng Việt Nam thịnh vượng bắt đầu bằng sự an tâm, hạnh phúc của người dân

Đặng Chung |

Ra đi để trở thành một “công dân toàn cầu”. Đi để biết người Việt có gì và thiếu gì khi về lại. Đi để biết muốn lên đỉnh cao khoa học cần phải đứng lên vai người khổng lồ; để biết nếu có đam mê, kiên trì đủ lớn, chắc chắn sẽ hạnh phúc.

Đầu xuân Tân Sửu, cùng GS-TSKH Phùng Hồ Hải - giáo sư trẻ nhất Việt Nam được công nhận năm 2012 - hình dung về cột mốc Việt Nam của năm 2045, của những giấc mơ mang tên “Việt Nam - khát vọng - thịnh vượng”.

Trong hình dung của GS, Việt Nam của năm 2045 sẽ như thế nào?

- Rất khó để nói được điều này. Để thử hình dung, tôi nhớ lại mốc 25 năm về trước, nhớ về quãng thời gian mà tôi đã trưởng thành cùng quá trình phát triển của đất nước. Đó là năm 1995, khi tôi đang làm nghiên cứu sinh ở Munich, CHLB Đức. Thời đó, Việt Nam trong hình dung của người Đức còn là một đất nước rất xa lạ. Một ngày, cậu bạn cùng phòng đưa cho tôi tờ báo, trong đó có một bài viết dài về Việt Nam.

Nội dung của bài báo nói Việt Nam đang tạo ấn tượng với các nước trong khu vực khi phát triển ổn định, doanh nghiệp của Đức bắt đầu quan tâm đến thị trường này. Dù ca ngợi sự phát triển, nhưng bài báo kết bằng một câu: Ôtô đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng nếu người Việt mà chạm vào xe BMW (hãng xe sang của nước Đức-PV) thì người ta sẽ giật mình rụt tay lại”. Tôi hiểu câu văn đó có ý là: Việt Nam còn nghèo lắm, giấc mơ có xe sang quá cao xa với người Việt. Có lẽ vì một chút tự ái dân tộc mà tôi nhớ câu chuyện này suốt 25 năm qua. Bạn thấy đấy, bây giờ ở Việt Nam, tại thành phố lớn, ôtô nhiều hơn xe đạp. 25 năm qua, Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục.

Một câu chuyện khác, cũng vào năm 95 ở Đức. Một người bạn tò mò đặt câu hỏi với tôi: “Ở Việt Nam, tầng lớp trung lưu lúc này như thế nào?”. Tôi ngớ người ra, thời điểm năm 1995, như những người dân ở trong nước khác, tôi thấy có một số người giàu, nhưng rất ít, còn phần lớn ai cũng cảm thấy mình đang nghèo. Trong giới khoa học, chuyện bỏ nghiên cứu để đi buôn không phải hiếm. Người bạn nói tiếp: “Tầng lớp trung lưu càng rộng, càng đông thì chứng tỏ nền kinh tế đó phát triển”. Câu nói đó cũng khiến tôi nhớ mãi.

25 năm qua ở Việt Nam đã và đang hình thành tầng lớp trung lưu, theo đánh giá chủ quan của tôi, cũng thể hiện sự đi lên của nền kinh tế.

Còn câu hỏi của bạn, tôi chỉ có thể trả lời sẽ có thay đổi lớn về chất sau 25 năm nữa. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là phát triển phải bền vững. Cách Việt Nam đang phát triển cũng giống như các nước khác trên thế giới, điều quan trọng nhất không phải là nhanh, mà cần tránh khủng hoảng.

“Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Đây cũng là cơ hội cho ngành Toán học. Toán học vốn sinh ra từ cuộc sống, phục vụ sự phát triển của khoa học công nghệ. Cộng đồng Toán học Việt Nam hiện nay, theo tôi đủ về lượng, chất để có thể đóng góp một phần nào đó cho sự phát triển của kinh tế, xã hội đất nước. Hiện rất cần những chủ trương, chính sách vĩ mô để hoạt động ứng dụng Toán học tham gia được vào chuỗi liên kết của quá trình tạo ra sản phẩm”.

Vậy đâu là điểm mấu chốt để có sự phát triển ổn định và bền vững, thưa GS?

- Theo tôi, điều quan trọng nhất là tạo được tâm lý ổn định cho mọi người dân. Đất nước phát triển phồn vinh, thịnh vượng nghĩa là tầng lớp trung lưu chiếm phần đa số trong xã hội, nhưng phải đảm bảo phúc lợi xã hội dành cho cả những người yếu thế, để mọi người dân yên tâm về cuộc sống của mình. Điều này được thực hiện thông qua xây dựng hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm hưu trí, làm sao mỗi người dân được đảm bảo về sức khỏe, nhu cầu tối thiểu, như vậy mới không gây bất ổn và sự xáo trộn về kinh tế.

Các nhà khoa học góp phần thế nào để tạo ra sự phát triển bền vững đó?

- Chúng ta đang có ưu thế là dân số đông, lực lượng lao động sản xuất lớn, nên tổng thể chúng ta có thể trở thành một nền kinh tế quan trọng với khu vực và thế giới. Để làm được, cần có sự tham gia một cách tích cực và hiệu quả của giới khoa học, như lĩnh vực y tế thì phải nghiên cứu làm sao tránh được dịch bệnh, lĩnh vực môi trường nghiên cứu để tránh biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai... Nhà khoa học không chỉ dự báo mà còn xây dựng phương án để thích ứng.

Vì thế, vai trò của khoa học rất quan trọng, giúp Việt Nam thích nghi để phát triển, để làm thế nào cái giá phải trả cho sự phát triển nhỏ nhất và phát triển bền vững nhất.

Cộng đồng khoa học công nghệ cần nói không với “hàng rởm”.

Theo GS, cộng đồng khoa học Việt Nam đã đủ mạnh chưa, còn cần gì để có thể thực hiện được điều mà chúng ta kỳ vọng - “giúp Việt Nam phát triển bền vững”?

- Hiện nay, chúng ta đã có một nền khoa học, cộng đồng người làm khoa học tương đối đông đảo. Đây là bộ phận ưu tú của xã hội, những người đóng vai trò dẫn đường. Nhưng phải nói thẳng thắn rằng trong khoa học, chúng ta đang có nhiều cái rởm, từ bằng rởm, trình độ rởm, chất lượng rởm tới nghiên cứu rởm. Đây là cũng là một nguy cơ gây ra khủng hoảng, gây mất niềm tin của người dân.

Vì thế, trong chính lĩnh vực khoa học công nghệ - lĩnh vực được xác định là quan trọng, với nhiệm vụ đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước, thì rất cần đánh giá đúng được chất lượng thật. Cần loại trừ căn bệnh rất nguy hiểm mang tên “bệnh thành tích”. Nếu không có nền khoa học thật, thiết thực thì không biết bao giờ có thể phát triển bền vững được.

Phải thừa nhận rằng, năng lực của người Việt Nam là có, nhưng đang vướng vào vết xe đổ của những nền kinh tế đang phát triển. Muốn phát triển nhanh, mang lại lợi nhuận cao, trong khi năng lực chưa đảm bảo thì sẽ có nguy cơ làm rởm. Việc này không chỉ khiến xã hội nhận phải sản phẩm rởm mà còn khiến những người làm thật không tồn tại được. Đây cũng là nguy cơ gây ra khủng hoảng sau này. Cũng giống như xây dựng một cái nhà hào nhoáng bên ngoài, nhưng chất lượng bên trong không tốt, khi bão đi qua tất sẽ đổ. Vì thế, điểm mấu chốt đối với những người làm khoa học công nghệ phải nói không với “hàng rởm”.

Nhưng hơn hết cần chính sách vĩ mô. Nhà nước đầu tư đào tạo ra nhà khoa học thì phải có cách để họ sống được với nghề và không làm bậy.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào khoa học

Những năm gần đây, do tác động của các chính sách cũng như nhận thức ứng dụng khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phát triển cộng đồng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam?

Đây là đối trọng khiến đầu tư nhà nước cho khoa học phải thay đổi và có điều kiện thay đổi. Khi doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, họ sẽ có sự chủ động, linh hoạt, gắn nghiên cứu với thực tiễn ứng dụng tại doanh nghiệp mình. Kinh nghiệm của họ sẽ rất có ích cho Nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách khoa học - công nghệ.

Hiện nay, có một số mô hình của Vingroup phát triển tốt, huy động được tri thức của cộng đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tác động tích cực đến cộng đồng khoa học. Tôi nghĩ nên có cơ chế để khuyến khích, thậm chí tạo sức ép những doanh nghiệp lớn đóng góp vào việc phát triển nguồn lực, vào nghiên cứu khoa học, công nghệ. Có thể bắt đầu bằng việc doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi phải trồng cây thì mới nghĩ đến ngày hái quả.

- Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của GS!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng

Xuân Hải - Trần Vương |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam sáng 26.1, tại Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng: "Thịnh vượng và phát triển – Quyết chí ắt làm nên"

Theo chinhphu.vn |

Tối 15.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư phường Điện Biên, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 2 điều quan trọng cần làm là đoàn kết và khát vọng phát triển.

Báo thế giới: Việt Nam bắt đầu con đường tiến đến thịnh vượng sau đại dịch

Song Minh |

Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đang đi những bước đầu tiên trên con đường thịnh vượng - báo chí thế giới bình luận trong tuần qua.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng

Xuân Hải - Trần Vương |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước hùng cường, thịnh vượng trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam sáng 26.1, tại Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng: "Thịnh vượng và phát triển – Quyết chí ắt làm nên"

Theo chinhphu.vn |

Tối 15.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư phường Điện Biên, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 2 điều quan trọng cần làm là đoàn kết và khát vọng phát triển.

Báo thế giới: Việt Nam bắt đầu con đường tiến đến thịnh vượng sau đại dịch

Song Minh |

Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đang đi những bước đầu tiên trên con đường thịnh vượng - báo chí thế giới bình luận trong tuần qua.