Mỗi năm, khoảng 35ha đất sản xuất ở Quảng Trị biến mất do sạt lở

HƯNG THƠ |

Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt do ảnh hưởng của mưa lũ và khai thác cát, tình hình sạt lở bờ sông tại tỉnh Quảng Trị vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn.

Sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng

Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị, theo thống kê, hàng năm trung bình dọc bờ sông trên địa bàn tỉnh có khoảng 35ha diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi. Tổng diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi giai đoạn từ năm 2010-2020 khoảng 350ha. Nhiều khu vực sạt lở ảnh hưởng trực tiếp và gây mất an toàn đến hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có các tuyến đường giao thông, công trình đê điều và các công trình văn hóa khác.

Hiện tượng sạt lở hầu như phát triển liên tục hai bên bờ các sông chính, như hệ thống các sông Thạch Hãn, Bến Hải, Thác Ma - Ô Lâu. Tốc độ xói lở bờ nơi thấp nhất từ 1m đến 2m như ở sông Thác Ma – Ô Lâu, sông Nhùng; nơi xói lở bờ cao nhất từ 10m đến 15m như ở sông Thạch Hãn, sông Hiếu…

Bờ sông ở tỉnh Quảng Trị sạt lở sau đợt mưa lũ. Ảnh: Hưng Thơ.
Bờ sông ở tỉnh Quảng Trị sạt lở sau đợt mưa lũ. Ảnh: Hưng Thơ.

Sạt lở bờ sông đã xâm thực sâu vào đất thổ cư và đất canh tác, một số nơi đã phải di dời nhà ở như các xã: Triệu Long, Triệu Giang (huyện Triệu Phong), Như Lệ (thị xã Quảng Trị).... Sạt lở bờ sông đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các khu dân cư thuộc các huyện, thị xã, thành phố có nhân dân sinh sống hai bên bờ sông với tổng số hộ sống trong vùng bị ảnh hưởng hơn 4.520 hộ.

Ngoài sạt lở bờ sông, vào mùa mưa bão, bờ biển ở tỉnh Quảng Trị cũng bị xói lở nghiêm trọng, cuốn trôi các lều quán kinh doanh dọc bờ biển, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đất thổ cư và tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn qua xã Triệu Lăng, Triệu Vân (huyện Triệu Phong), đoạn qua các xã Trung Giang, Trung Hải (huyện Gio Linh).

Mới giải quyết trước mắt

Ông Hồ Xuân Hòe – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm qua, mặc dù trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, UBND tỉnh Quảng Trị đã chú trọng thực hiện một số giải pháp để ứng phó, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại. Trong đó, đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và đã có kế hoạch đầu tư xây dựng 60.146 km kè chống sạt lở dọc bờ sông, bờ biển, kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh, cải tạo môi sinh, môi trường tại địa phương với tổng kinh phí ước tính hơn 748,037 tỉ đồng; trồng cây chắn sóng bảo vệ bờ với diện tích hơn 70ha; nạo vét, khơi thông dòng chảy tại một số trục tiêu thuộc các sông bị bồi lấp.

Bờ biển tỉnh Quảng Trị bị sạt lở, ảnh hưởng đến các hàng quán kinh doanh. Ảnh: Hưng Thơ.
Bờ biển tỉnh Quảng Trị bị sạt lở, ảnh hưởng đến các hàng quán kinh doanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Tuy nhiên, nguồn lực tỉnh không đủ, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương; trong khi đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương hàng năm phân bổ còn hạn chế, và chưa thực sự kịp thời dẫn đến việc đầu tư nâng cấp sửa chữa chưa đồng bộ, chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt, chưa thể đầu tư mang tính bền vững về lâu dài.

“Trong điều kiện nguồn ngân sách tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, Sở NNPTNT đã đề nghị UBND tỉnh đề xuất Bộ NNPTNT quan tâm, xem xét tổng hợp, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư 62,593km chiều dài kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm với tổng kinh kinh phí ước tính 1.214 tỉ đồng” – ông Hồ Xuân Hòe, thông tin.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Lại sạt lở nghiêm trọng, gần 100 nhà dân có nguy cơ trôi xuống sông

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tổng số 96 căn nhà bị sụp một phần nhà sau và xuất hiện các vết nứt. Trong đó, 13 căn bị sụp một phần nhà sau, 83 căn bị ảnh hưởng (xuất hiện các vết nứt). Tổng chiều dài đoạn sạt lở lên đến 170 m.

Sống thấp thỏm bên những dòng sông chờ lở

NHÓM PV |

Tình hình sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra ngày càng dồn dập trên diện rộng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại ngày càng lớn. Không chỉ ở thượng nguồn mà cả ở vùng hạ lưu sông Mekong, sông Vàm Cỏ. Sạt lở cả trong mùa khô, sạt lở từ biển Đông đến biển Tây...

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bên bờ kênh Nàng Mau

PHONG LINH |

Vụ sạt lở trên bờ tuyến kênh Nàng Mau thuộc ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã khiến những hộ dân bị ảnh hưởng và người dân ở khu vực kế cận luôn thấp thỏm nỗi lo.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

Lại sạt lở nghiêm trọng, gần 100 nhà dân có nguy cơ trôi xuống sông

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Tổng số 96 căn nhà bị sụp một phần nhà sau và xuất hiện các vết nứt. Trong đó, 13 căn bị sụp một phần nhà sau, 83 căn bị ảnh hưởng (xuất hiện các vết nứt). Tổng chiều dài đoạn sạt lở lên đến 170 m.

Sống thấp thỏm bên những dòng sông chờ lở

NHÓM PV |

Tình hình sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra ngày càng dồn dập trên diện rộng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại ngày càng lớn. Không chỉ ở thượng nguồn mà cả ở vùng hạ lưu sông Mekong, sông Vàm Cỏ. Sạt lở cả trong mùa khô, sạt lở từ biển Đông đến biển Tây...

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bên bờ kênh Nàng Mau

PHONG LINH |

Vụ sạt lở trên bờ tuyến kênh Nàng Mau thuộc ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã khiến những hộ dân bị ảnh hưởng và người dân ở khu vực kế cận luôn thấp thỏm nỗi lo.