Quảng Ninh: Truyền nhân đời thứ 17 đóng thuyền buồm chạy ngược gió

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nghệ nhân nhân dân Lê Đức Chắn là truyền nhân đời thứ 17 của nghề đóng tàu, thuyền ba vách truyền thống ở phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Đây là một trong những kiểu thuyền độc đáo có một không hai - thuyền buồm chạy ngược gió.

Người cất giấu nghệ thuật đóng thuyền độc nhất vô nhị

Là dòng con cháu trong dòng họ Lê Đức, nghệ nhân Lê Đức Chắn cũng là truyền nhân đời thứ 17 của nghề đóng tàu, thuyền truyền thống ở làng Cống Mương, phường Phong Hải (đảo Hà Nam), thị xã Quảng Yên, trong đó có bí kíp và tri thức về kỹ thuật làm thuyền ba vách.

Tuổi thơ của ông gắn liền với lưỡi cưa, chiếc búa. Đến năm lên 10, ông nội và cha mang tất cả bí kíp của nghề truyền dạy cho ông.

gfgfdg
Sau năm 2010 ông Lê Đức Chắn đã đóng và bàn giao 3 thuyền ba vách cho Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Vườn Quốc gia Cát Bà và một khách hàng cá nhân. Ảnh: Phòng VHTT Quảng Yên

Bài học đầu tiên mà ông được truyền dạy đó là phải sống hết mình với nghề, phải học tâm đức trước rồi mới học đến kỹ thuật làm thuyền. Dù khó mấy, khổ mấy cũng phải giữ ngọn lửa của tổ tiên để lại.

Càng yêu thuyền, gắn bó với nghề, ông càng tự hào về những con thuyền ba vách độc nhất vô nhị. Theo sự lý giải của ông, sự đặc biệt của những chiếc thuyền ba vách chính ở khả năng di chuyển ngược nước, ngược gió rất linh hoạt.

Khi chạy xuôi gió thì vật buồm kiểu cánh tiên, khi chạy ngang gió thì cột buồm kiểu pha chằng và cột vát 2 buồm khi chạy ngược nước, ngược gió.

Hiệp Hội tàu thuỷ Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Phòng VHTT thị xã Quảng Yên chạy thử nghiệm Thuyền buồm cánh dơi (Thuyền ba vách) do NNND Lê Đức Chắn đóng và bàn giao. (23/2/2017)
Hiệp hội tàu thuỷ Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Phòng VHTT thị xã Quảng Yên chạy thử nghiệm Thuyền buồm cánh dơi (Thuyền ba vách) do NNND Lê Đức Chắn đóng và bàn giao ngày 23.2.2017. Ảnh: Phòng VHTT Quảng Yên

Khi gió lên, phải gò sát dây lèo buồm sau, ở phía lái vào một bên mạn thuyền cho buồm căng lên, hơi chéo góc hướng về cánh buồm phía trước đã được thả hơi chùng. Gió đập vào cánh buồm sau vốn rất căng nên bật lại đập ngược về cánh buồm trước tạo thành sức đẩy con thuyền tiến lên. Con thuyền sẽ chạy vát nghiêng về bên không có gió, tiến lên theo đường chữ “Chi”.

Đây là một trong những kiểu thuyền độc đáo nhất trong cả nước và trên thế giới. Không chỉ có hình thức đẹp, cân đối, vững chãi, linh hoạt trong di chuyển, thuyền ba vách còn là minh chứng lưu dấu chiến thắng của quân dân nhà Trần trong trận Bạch Đằng Giang lịch sử năm 1288. Chính những con thuyền này là cơ duyên hình thành nên Đoàn tàu Không số vận tải lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường miền Nam.

Để những con thuyền ba vách không chỉ là hoài niệm

Bạch Đằng giang còn đó

Thuyền ba vách còn đây

Lịch sử vẫn còn ghi

Dân Hà Nam anh hùng”.

Những câu thơ nói về thuyền ba vách trên dòng sông Bạch Đằng vẫn còn vang vọng mãi trong tâm trí ông Chắn và người dân nơi đây. Hình ảnh đoàn thuyền 3 vát giăng buồm ra khơi mỗi sáng ở vùng đảo Hà Nam này đẹp tựa như những cánh tiên khiến ông luôn khắc khoải, nhung nhớ.

cvcxv
Thuyền ba vách tại hội chợ Ocop Quảng Ninh. Ảnh: CTV

Theo dòng chảy của cuộc sống, những năm 1990, mở cửa khẩu, máy móc, cơ giới tràn về Việt Nam, người dân chuyển dần sang đóng thuyền gắn động cơ, cánh buồm ba vách dần mất đi. Giờ đây, thuyền 3 vách không có ai đặt hàng đóng nữa.

Video phỏng vấn ông Lê Đức Chắn

Hoài niệm về con thuyền xưa được ông và những người làm nghề gửi gắm vào những món quà lưu niệm nhỏ xinh. Đó là mô hình những con thuyền ba vách xưa được thể hiện theo tỉ lệ phóng của bản thiết kế để bán cho du khách. Ông Chắn mong muốn, trong một tương lai không xa, con thuyền ba vách của ông sẽ theo chân du khách gần xa giới thiệu về quê hương Cống Mương giàu truyền thống về tinh hoa nghề đóng thuyền một thời và về một kiểu thuyền độc nhất vô nhị trên thế giới. Như thế, bằng cách này hay cách khác, thuyền ba vách sẽ mãi khẳng định được giá trị của mình, làm giàu cho quê hương. 

dgfdg
NNND Lê Đức Chắn mong muốn những chiếc thuyền ba vách sẽ trở thành một sản phẩm Ocop của làng nghề truyền thống Cống Mương. Ảnh: Đoàn Hưng

Ông Lê Kỳ Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Phong Hải - cho biết, làng nghề Cống Mương có 2 dòng họ là Nguyễn Hoàng và Lê Đức chuyên về nghề đóng tàu du lịch, tàu đánh bắt thủy sản. Tháng 9 vừa qua ông Chắn được Chủ tịch nước công nhận là nghệ nhân nhân dân về đóng tàu ba vách. Đây là sự khích lệ to lớn, động viên nhân dân, người thợ làng nghề trong giai đoạn chuyển đổi từ đóng tàu vỏ gỗ sang vỏ sắt như hiện nay.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Cao Bằng: 9 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú

An Trịnh |

9 nghệ nhân của tỉnh Cao Bằng vừa vinh dự đón nhận danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” do Chủ tịch nước phong tặng.

Điện Biên có 4 làng nghề truyền thống lần đầu được công nhận

THANH BÌNH |

Điện Biên - Chiều 6.10, lần đầu tiên Hội đồng xét duyệt của tỉnh đã công nhận 4 nghề, làng nghề truyền thống đủ tiêu chuẩn theo nghị định của Chính phủ.

Dân làng nghề miến đổ xô đi xếp hàng, đổi ngoại tệ

NHÓM PV |

Nằm cách trung tâm Hà Nội gần 15km, ngoài được biết đến là một làng nghề làm miến truyền thống, nhiều năm nay việc xếp hàng mua ngoại tệ thuê để nhận tiền triệu mỗi ngày trở thành "nghề phụ" phổ biến tại làng So (xã Cộng Hòa, Quốc Oai, Hà Nội). Vì sao nghề "kì lạ" này lại xuất hiện tại đây?

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.