Sai phạm của Phó Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai: Thu tiền của người dân gửi ngân hàng lấy lãi

MINH CHÂU |

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai, thời còn làm Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai - đã để xảy ra nhiều thiếu sót, sai phạm.

Hơn 20 năm quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng

Dự án Khu nhà ở tập thể Nhà máy Dệt Thống Nhất được triển khai trên khu đất khoảng gần 1,6ha, trước đây do Nhà máy Dệt Thống Nhất (là doanh nghiệp nhà nước) quản lý, sử dụng. Sau khi nhà máy giải thể, UBND tỉnh giao cho Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) quản lý.

Trong thời gian đầu những năm 1990, nhiều cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Dệt Thống Nhất và Sở Công nghiệp chưa có chỗ ổn định, do đó năm 1996, Sở Công nghiệp đã đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho phép lập dự án đầu tư hạ tầng, huy động tiền của cán bộ, công nhân viên để có vốn thực hiện dự án và sau đó phân lô, cấp đất cho cán bộ, công nhân viên tự xây dựng nhà ở.

Tuy vậy, đến năm 2005 và 2006, Sở Công nghiệp mới triển khai thi công đường nội bộ khu nhà ở (đường cấp phối sỏi đỏ); năm 2007 mới hoàn thiện phân lô, giao đất cho 115 gia đình theo quyết định giao đất của UBND tỉnh cho các hộ gia đình, cá nhân của Nhà máy Dệt Thống Nhất và Sở Công nghiệp.

Đến thời điểm thanh tra tháng 12.2016 thì trong số 115 trường hợp được UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định giao đất, hiện còn 14 hộ đang trực tiếp sử dụng, các trường hợp còn lại đã chuyển nhượng cho người khác sử dụng. Đối với 6 lô đất nền còn lại UBND tỉnh chưa giao cho ai thì chỉ có 2 lô được cấp cho người dân và 4 lô vướng vào đường dân sinh hoặc bị người dân lấn chiếm. Thực tế, do việc không thực hiện đầu tư dự án đến nay đã diễn ra tình trạng lấn chiếm đất của người dân tại dự án làm hàng rào, nhà tạm để sử dụng, xây cổng…

Thời kỳ bà Phan Thị Mỹ - Thanh làm giám đốc Sở Công nghiệp - từ ngày tháng 2.2003 tới tháng 1.2009, tuy khi đó chỉ thực hiện một hạng mục là đường giao thông nội bộ của dự án nhưng kết quả thanh tra đã chỉ ra đến 12 thiếu sót và sai phạm. Trong đó, có các sai phạm như không tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát đánh giá dự án đầu tư và chất lượng công trình; không có biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế đường nội bộ; không tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán công trình, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán (đường cấp phối sỏi đỏ) không phù hợp hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt (cấp phối đá dăm có rải đá mi); dự án chưa hoàn thành và chưa quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, trong khi thực tế đã đưa vào khai thác sử dụng (không được tổ chức nghiệm thu); không tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch đầu thầu, hồ sơ mời dự thầu và kết quả đấu thầu; không có biên bản nghiệm thu (vét hữu cơ, lu nền hạ đường, đắp sỏi đỏ) theo quy định…

Thu tiền dân gửi ngân hàng lấy lãi

Không chỉ dừng lại ở sai phạm trong quá trình triển khai dự án, đối với việc quản lý, thu chi kinh phí của dự án cũng để lại nhiều “bất ngờ”. Với tổng số hơn 1,4 tỉ đồng thu được của dự án gồm: Gần 1,27 tỉ đồng từ đóng góp của người dân và hơn 142 triệu đồng từ nguồn thu khác; trong đó, giai đoạn bà Thanh làm giám đốc Sở Công nghiệp từ tháng 5.2003 đến tháng 8.2007 đã thu gần 1,160 tỉ đồng.

Trong quá trình thực hiện dự án từ năm 1996 đến tháng 7.2007 chủ đầu tư đã chi hết hơn 742 triệu đồng vào các khoản như: Tiền sử dụng đất và lệ phí, làm hạ tầng, trả lại tiền cho năm hộ dân đã đóng góp xây dựng hạ tầng nhưng chưa nhận đất… Số tiền tồn còn lại đã thu từ người dân là 670 triệu đồng đã đem gửi Công ty CP tổng hợp gỗ Tân Mai để… lấy lãi; Theo kết quả thanh tra trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2006 tổng tiền lãi nhận được từ số tiền 670 triệu là hơn 204 triệu đồng.

Theo giải trình, đã dùng số tiền lãi này để chi phí giao dịch nhưng không có chứng từ để chứng minh và số tiền lãi còn lại là hơn 77 triệu đồng.

Sau đó toàn bộ số tiền này đã được chuyển về tài khoản cá nhân của nhân viên kế toán Sở Công nghiệp gửi ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên, những khoản thu của người dân để thực hiện dự án lại không được ghi chép, hạch toán trong hệ thống sổ sách kế toán, biểu mẫu và báo cáo tài chính từ năm 1996 đến năm 2016 của Sở Công nghiệp.

Đặc biệt, từ thời giám đốc trước bàn giao lại cho bà Thanh có nội dung bàn giao quỹ, không có biên bản bàn giao hồ sơ dự án. Tới thời bà Thanh làm Giám đốc Sở Công nghiệp, Sở Công Thương lại vẫn tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện dự án, nhưng tại các biên bản bàn giao giữa các thời kỳ lãnh đạo tiếp theo không thể hiện bàn giao hồ sơ và kinh phí dự án. Kết luận thanh tra xác định để xảy ra thiếu sót, sai phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về giám đốc Sở Công nghiệp thời kỳ từ ngày 1.3.2003 đến ngày 6.1.2009.

MINH CHÂU
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Hà Anh |

Sáng 4.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Bất ngờ số dư Quỹ Bình ổn xăng dầu

Bình Ánh |

Số dư Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) đã giảm khoảng 594 tỉ đồng so với con số ghi nhận cuối năm 2023.

Đề nghị án chung thân với Trương Mỹ Lan ở giai đoạn 2

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xét xử liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân.

Làm đường vào xã nông thôn mới sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Một tuyến đường vào xã điểm nông thôn mới kiểu mẫuĐiện Biên xuống cấp nghiêm trọng đang được sửa chữa sau phản ánh của Báo Lao Động.

Siêu bom mạnh nhất của Nga phá hủy kho đạn dược Ukraina

Khánh Minh |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết kho đạn dược của Ukraina bị xóa sổ chỉ trong cuộc tấn công duy nhất bằng siêu bom FAB-3000.

Ly kỳ số phận con tàu ma trôi dạt tự do vào biển Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Một con tàu dạt vào bờ biển được giới trẻ tìm đến chụp ảnh. Ít ai biết con tàu này có số phận long đong, chủ sở hữu hiện đã mất liên lạc.

Phụ công Lê Thanh Thúy sẵn sàng xuất ngoại khi có cơ hội

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 183 có buổi trò chuyện với phụ công Lê Thanh Thúy của đội LPB Ninh Bình về hành trình với bóng chuyền Việt Nam trong năm 2024.

Nhiều dự án điện gió tại Quảng Trị bị yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu

Mai Dung |

Trong số 32 dự án điện mặt trời, điện gió mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án thì có 2/4 nhà máy điện gió ở Quảng Trị đã lộ sai phạm.