Thông tin phục vụ bạn đọc, nhà báo được "lãi" vốn sống, sự trải nghiệm

Trà Ban |

Hơn 20 năm tôi trở lại, ngôi làng AUR trên dãy Trường Sơn vẫn thế. Làng vẫn chênh vênh trên ngọn đồi, vẫn thiếu thốn những vật dụng, tiện nghi của thế giới hiện đại. Khác chăng là chỉ những người già trong làng không còn. Nhưng nhận thức của tôi thì đã khác xa...

Thương khi thấy dân du canh du cư

Tôi đến làng AUR lần đầu tiên từ năm 2004. Có lẽ đây là làng dân tộc thiểu số hiếm hoi nhất ở Việt Nam còn duy trì lối sống du canh, du cư. Họ luôn dời làng đi theo những mùa rẫy, theo dấu những đàn bò thả rông, hay chỉ vì tin theo những chuyện ma rừng… Đó là một trong những tập tục còn sót lại ở bộ tộc Cơ Tu giữa rừng núi Trường Sơn, địa phận Quảng Nam…

Làng Aur chỉ vỏn vẹn 14 hộ, 87 khẩu với 100% là người Cơ Tu. Làng nằm hẻo lánh giữa rừng già, giao thông chỉ là lối mòn, hiểm nguy vắt qua nhiều đèo cao, vách núi cheo leo nên hầu hết chưa có người dân làng nào được về đồng bằng.

Theo chính quyền huyện Tây Giang, những người dân này nguyên sinh sống thượng nguồn sông Hương, Thừa Thiên - Huế. Do nhiều đời thay rẫy du canh, người dân di cư đến vùng đất mới, nhiều năm như vậy nên đã “dạt” về với đất Quảng Nam. Trước đây, họ sống gần như biệt lập với cộng đồng.

Sau giải phóng 1975, ranh giới hành chính được đo đạc, xác lập cụ thể. Tính từ đỉnh núi Aur, con nước chảy về phía Đông-Bắc là địa phận của Thừa Thiên - Huế, còn xuôi về hướng Đông-Nam là địa hạt của Quảng Nam - Đà Nẵng. Người dân làng Aur buộc phải dời về quê cũ là huyện A Lưới. Nhưng vốn là tộc người sống trên núi cao, quen biệt lập với cộng đồng, lại có những luật tục về tổ chức làng rất chặt chẽ nên họ đã không thể hoà đồng với miền xuôi, với việc thay tên đổi họ, số hoá tên làng... Ngay sau đó, dân Aur tự kéo nhau về làng cũ. Thời gian đầu sau giải phóng, công cuộc kiến thiết còn bộn bề, làng Aur lại như bị bỏ quên từ đó. Làng ở tận đầu con nước Mơ Răng, thượng nguồn của dòng A Vương, chưa từng có điện, đường, trường, trạm y tế, không có sóng phát thanh, truyền hình.

Mãi đến tháng 9.2003, khi thành lập huyện mới Tây Giang, Quảng Nam, huyện này mới “phát hiện lại” Aur và quyết định nhận làm con dân của địa phương, "nâng" làng hoang Aur thành đơn vị thôn, thuộc xã A Vương. Từ đó đến nay, Aur trở thành địa chỉ quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương. Bất cứ chương trình hỗ trợ nào thì UBND huyện Tây Giang cũng đều ưu ái dành phần hơn cho làng Aur khuất lấp. Nhưng Aur lại là điểm khám phá, trải nghiệm hấp dẫn của du khách phương xa. Và chính quyền Tây Giang đã rất tự hào về ngôi làng này, giống như một “đặc sản” du lịch hiếm có ở huyện miền núi - biên cương.

Riêng tôi đã rất nhiều lần trở lại Aur. Nhưng mỗi lúc một cảm xúc mới, lạ. Tôi không còn cái thương cảm về những khó khăn, cách trở, thiếu thốn những tiện nghi hiện đại của người dân như lần đầu tiếp xúc. Ngược lại, dần khám phá ra sự kỳ thú của đời sống du mục mục, với nhiều nét văn hóa độc đáo nơi này...

Làng sinh thái, thuận tự nhiên

Dù cuộc sống ở Aur gần như tự cung tự cấp, nhưng đó là một ngôi làng hạnh phúc. Người dân sống giữa thiên nhiên, dựa vào rừng, hòa vào tự nhiên. Họ làm nương, nuôi trâu, bò, gà vịt, thả cá... Lúa gạo, nông sản làm ra đủ để cung cấp cho những người dân trong làng. Đó chẳng phải là ngôi làng sinh thái đáng mơ ước hay sao? Nhất là khi dịch dã COVID-19 vừa xảy ra gần 3 năm qua, người dân phải sống cách ly trong tù túng, càng cho thấy Aur là một ngôi làng quá lý tưởng.

Hơn 20 năm làm báo, đã nhiều lần tôi trở lại Tây Giang, trở lại ngôi làng AUR trên dãy Trường Sơn, vẫn thấy đời sống đồng bào Cơ Tu bình yên, hạnh phúc.

Những hiểu biết, khám phá về những điều minh triết trong văn hóa, trong thâm sâu của những bộ tộc thiểu số sống hòa mình trong thiên nhiên đã giúp mình trưởng thành hơn. Đó là vốn sống, là sự trải nghiệm giá trị mà người làm báo được "lãi" ròng sau nhưng thông tin thời sự đã đăng trên mặt báo, cống hiến cho bạn đọc.

Trà Ban
TIN LIÊN QUAN

Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải kiên trì và có ngọn lửa đam mê

Thái Sơn - Thu Thủy |

Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều sinh viên báo chí lựa chọn truyền thông sẽ là công việc gắn bó sau ra khi ra trường thay vì báo chí. Theo đó, nhiều bạn cho rằng làm báo chí là một nghề khó, đòi hỏi nhà báo phải có sự kiên trì và đam mê với ngành.

Chuyện nhà báo đi “trả nợ” đồng bào trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Hành trình tác nghiệp tại vùng cao, biên giới Tây Bắc là những tháng ngày đầy vất vả nhưng rất đỗi tự hào của một phóng viên trẻ.

Mỗi nhà báo phải là một sứ giả văn hoá

Hoàng Lâm |

Tròn 1 năm trước, ngày 21.6.2022, phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí được phát động. Sự chuyển biến ở nhiều cơ quan báo chí cho thấy phong trào đã đi vào thực chất.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Lập Tổ công tác gặp cô giáo liên quan vụ "xin hỗ trợ laptop"

Chân Phúc |

TPHCM - Phòng Giáo dục và Đào tạo (Quận 1) đã lập tổ công tác đến gặp cô giáo để nắm thông tin thêm vụ việc xin hỗ trợ laptop.

Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải kiên trì và có ngọn lửa đam mê

Thái Sơn - Thu Thủy |

Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều sinh viên báo chí lựa chọn truyền thông sẽ là công việc gắn bó sau ra khi ra trường thay vì báo chí. Theo đó, nhiều bạn cho rằng làm báo chí là một nghề khó, đòi hỏi nhà báo phải có sự kiên trì và đam mê với ngành.

Chuyện nhà báo đi “trả nợ” đồng bào trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Hành trình tác nghiệp tại vùng cao, biên giới Tây Bắc là những tháng ngày đầy vất vả nhưng rất đỗi tự hào của một phóng viên trẻ.

Mỗi nhà báo phải là một sứ giả văn hoá

Hoàng Lâm |

Tròn 1 năm trước, ngày 21.6.2022, phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí được phát động. Sự chuyển biến ở nhiều cơ quan báo chí cho thấy phong trào đã đi vào thực chất.