Vụ Chủ tịch xã thông báo người tố cáo cho 22 xóm ở Nghệ An: Giả mạo hồ sơ, cấp đất sai đối tượng

QUANG ĐẠI |

Sau khi công dân có đơn tố cáo, UBND huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã thành lập đoàn thanh tra, ban hành thông báo kết luận dài 31 trang. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khuất tất chưa được xử lý thỏa đáng.

Giả mạo hồ sơ, cấp đất sai đối tượng

Từ sự việc Chủ tịch UBND xã Nghi Phong vi phạm Luật tố cáo, công khai danh tính người tố cáo, qua thanh tra của UBND huyện Nghi Lộc, phát hiện nhiều trường hợp UBND xã Nghi Phong giả mạo hồ sơ hộ khẩu để trình huyện cấp đất định giá sai đối tượng.

Theo thông báo kết luận số 276 ngày 12.10.2017 của Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc, vào tháng 10.2004, ông Lê Viết Căn làm đơn xin cấp đất và được UBND xã Nghi Phong trình huyện Nghi Lộc cấp một lô đất định giá tại xóm 3 xã này. Trong hồ sơ cấp đất ghi ông Căn trú tại xã Nghi Phong, tuy nhiên ông này trú tại Hà Nội. Cùng đợt cấp đất, có 3 trường hợp không có hộ khẩu tại địa phương, nhưng được xã đề nghị huyện cấp đất định giá, gồm: ông Nguyễn Quốc Tuấn, ông Trương Văn Quang, bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Bốn trường hợp nói trên được xã xét họp giao đất vào ngày 31.8.2004, được huyện ra quyết định giao đất, cấp sổ đỏ vào ngày 31.12.2004.

Trường hợp các hộ Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Huy Nông, Hồ Huy Hoàng đều không có hộ khẩu thường trú tại xã Nghi Phong, nhưng đã được ghi là hộ khẩu tại xã, để đề nghị cấp đất. Ba hộ Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Huy Nông, Hồ Huy Hoàng được xét duyệt cấp đất tại Hội đồng xét duyệt xã Nghi Phong ngày 10.12.2004, thông báo nộp tiền sử dụng đất của Phòng TNMT huyện Nghi Lộc vào ngày 23.12.2004.

Theo quy định, đất cấp sai đối tượng sau ngày 1.7.2004 phải thu hồi. Tuy nhiên, huyện Nghi Lộc không ra quyết định thu hồi đất đối với các hộ trên. Lý giải điều này, bà Trương Thị Thanh Huyền - Chánh Thanh tra huyện - nói: “Chúng tôi chỉ xác định trường hợp bà Nguyễn Thị Hoài cấp đất sai đối tượng, còn các trường hợp khác chưa xác định, vì đơn tố cáo không nêu. Không thu hồi đất bà Hoài vì giao trước ngày 1.7.2004”. Theo hồ sơ, vào ngày 30.12.2004, UBND huyện Nghi Lộc ra quyết định thu hồi đất để giao đất ở, và ban hành quyết định cấp đất cho các hộ, trong đó có hộ bà Hoài, nhưng bà này đã nộp tiền đất vào tháng 6.2004 do được xã xét duyệt trước đó. Thanh tra huyện Nghi Lộc cho rằng, thời điểm giao đất được tính từ khi Hội đồng xã xét duyệt cấp đất (?). Mặt khác, việc cấp đất cho bà Hoài theo quy trình “ngược”: xét duyệt, nộp tiền xong rồi huyện mới ra quyết định thu hồi đất.

Ông Mai Xuân Lộc - nguyên Chủ tịch UBND xã - được cấp 6.000 m2 đất trang trại kèm theo 8 triệu đồng hỗ trợ, nay bỏ hoang, nhưng chưa bị thu hồi.

Không trả lại tiền đóng góp cho dân

Từ năm 1996, UBND xã Nghi Phong có chủ trương huy động toàn dân trong xã, mỗi hộ 50 nghìn, và vay 150 nghìn/hộ để đầu tư xây dựng trạm điện 7. Năm 2001, Điện lực Nghệ An tiếp nhận, hoàn trả cho xã Nghi Phong 304 triệu đồng. UBND xã Nghi Phong chuyển số tiền nói trên để đầu tư nâng cấp đường điện, không trả cho dân.

Về việc này, bà Trương Thị Thanh Huyền - Chánh Thanh tra huyện Nghi Lộc - cho biết, về nguyên tắc số tiền đó phải trả lại cho dân. Tuy nhiên, chưa xác định được xã có lấy ý kiến toàn dân hay không, nên đã giao UBND xã Nghi Phong họp toàn dân, nếu có căn cứ vay của dân thì phải hoàn trả.

UBND huyện Nghi Lộc cũng yêu cầu xã Nghi Phong rà soát tất cả các trường hợp cấp đất sai đối tượng từ trước đến nay, báo cáo UBND huyện xử lý. Về 6.000 m2 đất trang trại bỏ hoang của nguyên Chủ tịch xã Mai Xuân Lộc, huyện yêu cầu rà soát, làm quy trình thu hồi.

Liên quan đến các sai phạm, các cán bộ xã Nghi Phong gồm ông Mai Xuân Lộc (nguyên Chủ tịch xã), ông Nguyễn Duy Liệu (nguyên kế toán xã), ông Bạch Văn Hiến (nguyên thủ quỹ xã) đã bị kỷ luật với hình thức “Khiển trách”.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.