Bộ Y tế nêu tên các tỉnh có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, 4 thấp nhất

Thùy Linh |

Hiện cả nước đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 được gần 45 triệu mũi 3 và 3,8 triệu mũi 4. Tuy nhiên, có nhiều tỉnh tỉ lệ tiêm các mũi vaccine này rất thấp.

Theo thông tin từ Chương trình tiêm chủng quốc gia, tính đến hết ngày 28.6, kết quả tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 như sau:

Kết quả tiêm nhắc 1 (mũi 3): 44.867.465 mũi tiêm (66,8%).

Các tỉnh có tỉ lệ tiêm thấp là Khánh Hòa (41,8%); Bình Thuận (34,7%); Sóc Trăng (38,3%); Cà Mau (37,7%); Hậu Giang 35,1%), Đồng Nai (43,4%).

Các tỉnh có tỉ lệ tiêm cao là Ninh Bình (90,9%); Thanh Hóa (93,3%); Bắc Giang (95,3%), Bến Tre (91,8%).

Kết quả tiêm nhắc 2 (mũi 4) là 3.831.205 mũi tiêm (5,7%).

Các tỉnh có tỉ lệ tiêm thấp là Phú Thọ (1,1%); Hải Dương (1,6%); Bắc Kạn (0,3%); Nghệ An (1,2%); Quảng Nam (0,9%); Bến Tre (1,7%);

Các tỉnh có tỉ lệ tiêm cao là Bắc Giang (23,1%); Quảng Ninh (20,9%); Hậu Giang (15,6%).

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đối với vaccine COVID-19 mũi 3 và 4, tỉ lệ phản ứng sau tiêm cơ bản tương tự như mũi 1, 2, thậm chí thấp hơn và chúng ta phải chuyển tải thông điệp tin tưởng để người dân tiêm chủng.

"Việt Nam đã triển khai tiêm chủng an toàn nhiều năm với nhiều loại vaccine, người dân nên ghi nhận những thông tin chính thống và hiểu đúng đắn, cần thiết về việc tiêm chủng.

Người dân nên tiêm mũi nhắc lại để có miễn dịch bền vững. Chính quyền địa phương giúp cho ngành y tế rà soát đối tượng nào chưa tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm nhắc lại thì nhắc người dân đến điểm tiêm chủng", bà Hồng nhấn mạnh.

Theo đại diện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong 3 tháng tới, chương trình tiêm chủng sẽ tập trung vào đối tượng đủ điều kiện tiêm mũi 3, 4.

"Với COVID-19, mũi tiêm cơ bản cũng như mắc COVID-19 miễn dịch tạo ra không bền vững như các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella hay bệnh có vaccine truyền thống. Vì thế, tiêm nhắc lại bảo đảm tăng cường nồng độ kháng thể chống lại COVID-19 rất quan trọng. Những người đã mắc COVID-19 sau 3-4 tháng cần tiêm nhắc lại cần tiêm để có miễn dịch bền vững", bà Hồng nhấn mạnh.

Hiện nay Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng đã và đang thực hiện kịp thời việc phân bổ vaccine cho tất cả các tuyến.

Với lô vaccine có hạn ngày 30.6, viện đã thực hiện phân bổ từ giữa tháng 5. Hiện y tế cơ sở đã hết sức nỗ lực để vận động, truyền thông người dân đến tiêm, thậm chí có địa phương triển khai tiêm 24/7.

Theo bà Hồng, do chưa có thống kê một cách đầy đủ về số lượng đối tượng cần tiêm mũi 3, 4, nên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng tiến hành phân bổ vaccine COVID-19 căn cứ số đối tượng cần phải tiêm chủng vào thời gian tới đây.

"Với số lượng vaccine và khả năng triển khai, hiện Viện mới phân bổ vaccine đáp ứng khoảng 30% đối tượng. Tới đây, Viện tiếp tục phân bổ vaccine bảo đảm nhu cầu người dân trên địa phương đó cần được tiêm nhắc lại. Nếu tỉnh nào tiêm tốt, tiêm nhiều hơn, Viện sẵn sàng cấp đủ vaccine cho tỉnh đó", bà Hồng cho hay.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Phương án chống dịch COVID-19 khi biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập

Thùy Linh |

Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ cũng đề xuất phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Chưa có mẫu chung giấy cam kết nếu người dân không tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu người dân cam kết chịu trách nhiệm khi để lây lan dịch COVID-19 nếu không tiêm vaccine, tuy nhiên, chưa có một mẫu cam kết thống nhất trên toàn quốc về việc chịu trách nhiệm nếu không tiêm vaccine COVID-19, để lây lan dịch bệnh.

Bộ Y tế nói về việc dân phải ký cam kết khi không tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Đối với một vấn đề được quan tâm như vaccine COVID-19, việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch. Ký cam kết này để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vaccine cũng như ứng phó biến thể mới.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Phương án chống dịch COVID-19 khi biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập

Thùy Linh |

Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ cũng đề xuất phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Chưa có mẫu chung giấy cam kết nếu người dân không tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu người dân cam kết chịu trách nhiệm khi để lây lan dịch COVID-19 nếu không tiêm vaccine, tuy nhiên, chưa có một mẫu cam kết thống nhất trên toàn quốc về việc chịu trách nhiệm nếu không tiêm vaccine COVID-19, để lây lan dịch bệnh.

Bộ Y tế nói về việc dân phải ký cam kết khi không tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Đối với một vấn đề được quan tâm như vaccine COVID-19, việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch. Ký cam kết này để chính quyền, người dân hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hiệu quả vaccine cũng như ứng phó biến thể mới.