"Đại Việt sử lược" - Cuốn lịch sử cổ nhất Việt Nam

Hoàng Thúy Phương |

"Đại Việt sử lược" là tác phẩm sử học cổ nhất của Việt Nam. Năm 1407, ngay sau khi đè bẹp cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo, quân Minh đã thi hành rất nhiều chính sách tàn bạo đối với nhân dân ta.
Về văn hóa và giáo dục, chúng đã phá hủy nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước, tịch thu, đốt bỏ hoặc đem về nước không ít các tác phẩm rất có giá trị, trong số đó có "Đại Việt sử lược". Vào đời Thanh Càn Long (1736-1795), một học giả lừng danh của Trung Quốc là Tiền Hy Tộ đã tiến hành hiệu đính và cho khắc in lại bộ sách này với tên gọi mới là "Việt sử lược". Hầu hết các nhà khảo cứu văn bản đều cho rằng Trung Quốc khó lòng chấp nhận chữ Đại dùng để chỉ một nơi nào đó ngoài Trung Quốc nên đã thẳng tay gạt bỏ chữ Đại, vì thế tên sách chỉ còn là "Việt sử lược".

"Đại Việt sử lược" được biên soạn vào thời Trần nhưng tác giả là ai thì chưa rõ, vì vậy các nhà khảo cứu tạm ghép vào hàng các tác phẩm khuyết danh. "Đại Việt sử lược" đã được nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính và chú giải. Đây là công trình phản ánh một trong những mạch hoạt động tích cực và rất có hiệu quả của ông, người từng dịch, hiệu đính, chú giải trên một vạn trang sách chữ Hán cổ.

Đọc "Đại Việt sử lược" chúng ta có dịp tiếp cận với một công trình được biên soạn vào thời Nho học chưa thật sự thịnh đạt nên cách nhìn quốc thống và chính thể cũng như phép kiến giải sự kiện khác hẳn với "Đại Việt sử ký toàn thư" là tác phẩm ra đời trong bối cảnh Nho giáo đã giành được vị thế độc tôn trên vũ đài chính trị và tư tưởng nước nhà. "Đại Việt sử lược" giúp bạn đọc hiểu đầy đủ hơn về cấu trúc bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô thức nhà nước của quý tộc thời Lý. Qua "Đại Việt sử lược", hình ảnh nước Đại Việt từng tôn kính coi Phật giáo như là quốc giáo hiện ra rất rõ. Nhà Lý với cuộc kháng chiến chống Tống, nhà Lý với việc mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhà Lý với những chính sách đối với kinh tế, văn hóa và xã hội Đại Việt... đều được ghi lại.  

Đọc và dịch thư tịch Hán cổ đã khó, hiệu đính chú giải từng sự kiện và điển tích lại còn khó hơn. Đọc "Đại Việt sử lược", có thể nhận ra sự công phu trong hiệu đính và đặc biệt là trình độ uyên bác thể hiện trong lời chú giải của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần. Ngoài những giá trị tham khảo rất đa dạng và tin cậy, bạn đọc còn có thêm nguyên bản chữ Hán sách này được in kèm.
Hoàng Thúy Phương
TIN LIÊN QUAN

Một tỉnh tại Việt Nam chịu 6 trận động đất trong ngày

Vương Trần |

Tình hình động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xuất hiện trong ngày 6.10.

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) đã dần hình thành.

Trung Quốc đồng tâm hiệp lực với Nga vụ Nord Stream

Khánh Minh |

Trong cuộc tranh luận về vụ nổ Nord Stream tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đồng tâm hiệp lực đứng về phía Nga.

Israel oanh tạc Lebanon nghi giết chỉ huy Hezbollah kế nhiệm

Song Minh |

Các cuộc không kích dữ dội của Israel vào Lebanon được cho là khiến thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah thiệt mạng.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Quảng Trị, TPHCM, An Giang

PHẠM ĐÔNG |

Kỷ luật Phó Giám đốc Sở TNMT Quảng Trị, kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (30.9-5.10).

Lý do Bộ Công an bỏ ghi âm, ghi hình công an làm nhiệm vụ

Lam Duy |

Theo quy định trong thông tư mới của Bộ Công an, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Dọn mộ, đốt rác, vô tình gây đám cháy 200m2 ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Lực lượng chức năng quận Đồ Sơn (Hải Phòng) vừa dập tắt đám cháy 200m2 tại điểm cao 92, đường lên Tháp Tường Long.

Người Hà Nội được qua cầu vượt thép sau nhiều năm chờ đợi

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cầu vượt thép tại nút giao đường Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến dài hơn 200m với 2 làn xe hỗn hợp chính thức thông xe sau nhiều năm mong đợi của người dân.