Điện ảnh Việt: “Đập cánh giữa không trung” để ra biển lớn

Việt Văn (thực hiện) |

Điện ảnh Việt chỉ có thể coi là hòa nhập với điện ảnh thế giới, khi có những đạo diễn tên tuổi mang ngôn ngữ riêng giành được những giải thưởng danh giá trên trường quốc tế và phim Việt bán được ra thị trường thế giới. Nhưng bằng cách nào? Phóng viên Lao Động đã gặp gỡ hai nhân vật nổi tiếng ở những góc độ khác nhau để tìm câu trả lời.

Đạo diễn Trần Anh Hùng: Phải thay đổi môi trường điện ảnh

Đã quá nổi tiếng ở VN với hàng loạt phim như “Mùi đu đủ xanh”, “Xích lô”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”…, đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng cũng tham gia dạy  cho nhiều bạn trẻ Việt làm phim qua các khóa học, tiêu biểu là “Gặp gỡ mùa thu” hàng năm.

* Anh xem phim như thế nào?
- Xem một tác phẩm dù hay hoặc dở, bạn luôn là nạn nhân. Bạn  phải tự hỏi liệu bộ phim có làm bạn thích thú, có khả năng làm loạn cái nhạy cảm của bạn từ khi sống đến giờ không. Chỉ cần xem 10 phút là hiểu ngay nhà làm phim đưa đến cho mình cảm xúc gì về  đời sống con người. 
* Anh đã tạo ra một lớp đạo diễn trẻ VN theo phong cách Trần Anh Hùng, đó là lợi hay hại?
- Hùng nghĩ, nói nhiều đạo diễn trẻ đi trên những bước chân Hùng là phân tích sai. Đừng nhìn từ bên ngoài, hãy phân tích ngôn ngữ điện ảnh sẽ thấy họ hoàn toàn khác nhau. Một  nghệ sĩ chỉ làm được cái mình biết làm. Còn việc lấy cảm hứng từ phim người khác là bình thường. Như phim Hùng cũng có cảnh giống cảnh phim của đạo diễn khác vì phim đó tạo cảm hứng lớn cho Hùng. Mình sống trong một gia đình điện ảnh, lấy cái hay của người khác, lấy một lời thoại đó vì mình  yêu phim đó.
Điện ảnh phải gắn vào mặt đất, tìm kiếm một chất thơ chứ không phải tạo ra một thế giới mới và đẻ ra bao thứ tưởng có triết lý cao sang, song là vớ vẩn. Cái độc đáo không chắc chắn là hay. 
*  “Tuyên ngôn” của anh về  điện ảnh? 
- Điện ảnh không phải kể một câu chuyện, nói một nội dung, mà với  ngôn ngữ riêng chỉ cần tạo ra một cảm xúc đặc biệt về đời sống, về sự nhân văn, góc đen tối của tâm hồn. 
Làm phim, chữ  chuyên nghiệp hay nghiệp dư  không có nhiều ý nghĩa. Có người dùng smartphone, làm phim vẫn đạt chuẩn Hollywood. Có người  chuyên nghiệp làm  ra một phim không có ngôn ngữ điện ảnh mà chỉ khéo léo. Nghệ thuật là diễn tả. Khán giả xúc động trước cái bình thường vì nhà làm phim đưa họ đến với ngôn ngữ điện ảnh.
* Thế nào là ngôn ngữ điện ảnh, nói một cách đơn giản nhất?
- Không đơn giản được. Nói ra, phân tích phải mất  5 ngày. Câu chuyện, trí tưởng tượng, nội dung, triết học, xã hội học, tất cả là đạo. Nhưng phải có cái khung để chuyện kể có độ dài nhất định, không thể giống “ngàn lẻ một đêm” kể mãi mãi. Bậc 3 mới là ngôn ngữ điện ảnh.Tạo ra phong cách để  tạo ra một cảm xúc, làm giàu có cho đời sống con người, chỉ ra sự tinh tế, biết  sống và thưởng thức bất cứ điều gì trong đời họ. 
* Khó khăn lớn nhất để điện ảnh VN bay cao là gì, thưa anh? 
- Môi trường VN không thuận lợi cho điện ảnh như ở một số nước trong khu vực, để có thể làm cái gì đó thực sự chuyên nghiệp. Như việc kiểm duyệt phim ở VN còn ngặt, trong khi nhiều nước không có kiểm duyệt phim. Hay chức danh trợ  lý số 1 đạo diễn ở VN không có, vì không ai đào tạo, trong khi ở các nước, đây là vị trí vô cùng quan trọng. Đạo diễn rất cần trợ lý số 1 giỏi để đạo diễn có nhiều thời gian, tự do sáng tạo hơn. 

 Nhưng tương lai điện ảnh VN rất đáng tin tưởng vì qua mấy lớp học, Hùng thấy những đạo diễn trẻ bắt đấu có ngôn ngữ riêng rất đặc biệt, không thua các đạo diễn nổi tiếng ở các LHP lớn như Cannes, Venice….

Đạo diễn Quang Dũng: Làm phim thương mại phải biết yêu

Là đạo diễn làm phim thương mại có “số má”, Nguyễn Quang Dũng - Dũng “khùng” năm 2014 đang túi bụi với 2 phim” Siêu nhân X” và “Dạ cổ hoài lang” - dĩ nhiên đều là phim thương mại.
* Bí quyết sao để phim anh làm chẳng thua bao giờ?
- Thấp nhất doanh thu là phim “Hồn Trương Ba da hàng thịt” thì cũng hồi vốn, còn thì thắng. Bí quyết là…  may mắn và phải có chìa khóa. Chuyện phim phải ngắn gọn, tìm chỗ cần khai thác nhất để làm. Càng làm thương mại thì càng cần an toàn.
* Phim nào anh làm bán được ra nước ngoài?
- Phim “Mỹ nhân kế”, bán cho một nhà phát hành Ấn Độ, nhưng cũng chỉ phát hành trong cộng đồng người VN, và bán cho truyền hình độc quyền một số nước. 
* Vì sao phim thương mại Việt  khó bán nước ngoài?
- Vì ngay bản thân như mình cũng không coi những nền điện ảnh ngang ngửa với mình, mà toàn coi phim Mỹ. Phim thương  mại cần số đông, mang đặc điểm chung toàn cầu. Điện ảnh Việt yếu con người, kém tài tài năng. Phim hành động Việt  thiếu bản sắc riêng, còn phim Thái Lan, Hồng Kông, Mỹ có màu sắc văn hóa hành động rất riêng. Gần đây, phim Malaysia cũng rất dữ dội.
Phim Việt kỹ thuật không thể so với phim Mỹ, cũng lại không có truyền thống lâu đời làm phim hành động.
* Bản thân anh khi làm phim có tham vọng bán ra nước ngoài không?
- Có chứ! Chìa khóa nằm ở chỗ: Phải phát triển thị trường trong nước ổn định, lớn mạnh  sẽ dễ bán  phim ra nước ngoài nhiều hơn. Mình phải tin không ai giúp mình đâu nếu hai bên không cùng có lợi. Phim Mỹ hay mời diễn viên Trung Quốc, Hàn Quốc đóng vì họ thấy bán được ở thị trường bên đó.
* Và tư duy nhiều đạo diễn Việt phải thay đổi? 
- Đúng, phải lấy ý tưởng làm thương mại. Mấy ông quen làm phim nghệ thuật tưởng dễ làm thương mại, tưởng có mấy cô xinh là ăn khách. Làm thương mại phải yêu sản phẩm của mình, phải bỏ cái tôi của mình vào phim nhiều hơn.
Hiện tụi tôi: Quang Dũng, Vũ Ngọc Đãng, Charlie Nguyễn, Victor Vũ chơi với nhau,  trong tinh thần ủng hộ nhau. Chúng tôi làm phim đều tâm huyết cả.
Phải  để người làm điện ảnh sống được bằng nghề thì nền điện ảnh mới chuyên nghiệp, nhà làm phim thương mại luôn đồng hành cùng nhà sản xuất. Xưa có chuyện giành giật rạp chiếu, sau chúng tôi nói sao không cùng nhau làm phim đàng hoàng mà phải đánh nhau giành giật? 
Cũng phải làm phim nhiều màu. Hài rồi bi, chứ làm mãi một dạng khán giả chán thì sao.  Chúng tôi rất ủng hộ phim độc lập phát triển, vì  hai dòng phim độc lập và thương mại cùng hỗ trợ nhau. 
Cũng phải tính mở rộng thị trường, nhiều khi lấy phim ăn khách ở thị trường tuổi 20-35 để nuôi thị trường khán giả trung niên. Phim  “Dạ cổ hoài lang”  tôi đang làm là câu chuyện về hai ông già sống ở Mỹ, không hòa hợp - gốc là một kịch bản sân khấu đã diễn ở Sài Gòn hai chục năm trước. 
* Vậy Nhà nước có tiếng nói gì ở đây?
- Nên  mở cửa tạo điều kiện cho nhiều đoàn nước ngoài sang làm phim. Như phim về điệp viên 007 có ngôi sao hành động Dương Tử Quỳnh đóng, dự định quay ngoại cảnh ở vịnh Hạ Long 1 tuần thì lại không được làm, phải  sang Philippines. Ngay đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone (Mỹ)  rất yêu quý VN nhưng cũng toàn sang Philippines làm phim. Vì khi cho đoàn nước ngoài vào, chúng ta sẽ học được nhiều từ anh phục vụ hiện trường cho đến anh quay phim, anh phó đạo diễn. Thái Lan nhiều đạo diễn học nghề từ đó. Rồi có 1 bảo trợ doanh nghiệp cho các nhà sản xuất phim, phát hành phim trong nước. Việc kiểm duyệt nội dung phải thoáng hơn, Luật điện ảnh rõ ràng hơn.
Các nhà làm phim thương mại Việt luôn  bị áp lực, không có mặt hàng nào giống như phim. Phim 1 triệu usd cạnh tranh với phim mấy trăm triệu usd và bán giá như nhau.  Phải bảo trợ văn hóa vì văn hóa có tính địa phương, tôi  thích ăn đồ của nước tôi, mặc hàng của nước tôi. Chính sách văn hóa của Malaysia rất hay: Phim quảng cáo, thương mại, diễn viên phải là người Malaysia, ê-kíp cũng  phải có bao nhiêu người Malaysia, rồi luật hỗ trợ ngân hàng...

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Một tỉnh tại Việt Nam chịu 6 trận động đất trong ngày

Vương Trần |

Tình hình động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xuất hiện trong ngày 6.10.

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) đã dần hình thành.

Trung Quốc đồng tâm hiệp lực với Nga vụ Nord Stream

Khánh Minh |

Trong cuộc tranh luận về vụ nổ Nord Stream tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đồng tâm hiệp lực đứng về phía Nga.

Israel oanh tạc Lebanon nghi giết chỉ huy Hezbollah kế nhiệm

Song Minh |

Các cuộc không kích dữ dội của Israel vào Lebanon được cho là khiến thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah thiệt mạng.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Quảng Trị, TPHCM, An Giang

PHẠM ĐÔNG |

Kỷ luật Phó Giám đốc Sở TNMT Quảng Trị, kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (30.9-5.10).

Lý do Bộ Công an bỏ ghi âm, ghi hình công an làm nhiệm vụ

Lam Duy |

Theo quy định trong thông tư mới của Bộ Công an, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Dọn mộ, đốt rác, vô tình gây đám cháy 200m2 ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Lực lượng chức năng quận Đồ Sơn (Hải Phòng) vừa dập tắt đám cháy 200m2 tại điểm cao 92, đường lên Tháp Tường Long.

Người Hà Nội được qua cầu vượt thép sau nhiều năm chờ đợi

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cầu vượt thép tại nút giao đường Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến dài hơn 200m với 2 làn xe hỗn hợp chính thức thông xe sau nhiều năm mong đợi của người dân.