Có 1.000 m2 đất vườn thì được xác định bao nhiêu diện tích đất ở?

Hiếu Anh |

Hiện nay, nhiều hộ gia đình có đất vườn (trong đó có nhà ở) nhưng trong giấy tờ lại không xác định diện tích đất ở là bao nhiêu. Vậy, trường hợp này được xác định như thế nào?
 
Nhiều gia đình có nhu cầu xác định đất ở trong mảnh đất vườn. Ảnh: Hiếu Anh

Anh Lê Anh Tuấn đang sinh sống ở Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: "Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở một xã miền núi, huyện Ba Vì. Hiện bố tôi đã mất có để lại cho tôi một mảnh đất vườn gần 1.000 m2 (trên đất có căn nhà cấp 4). Mảnh đất này được bố tôi mua lại của người hàng xóm từ năm 1995. Tuy nhiên, trong giấy tờ mà bố tôi để lại không thể hiện diện tích đất ở là bao nhiêu. Nay tôi muốn bán mảnh đất này, người mua yêu cầu làm rõ diện tích đất ở. Vậy, toàn bộ diện tích thửa đất này có thể được xác định là đất ở hay không?

Trao đổi với Lao Động, Luật gia Nguyễn Gia Hải, Công ty Luật TNHH Thái Hà cho biết, Khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định về xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao như sau: Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

Đất của gia đình anh Tuấn đang sử dụng hình thành từ 1995 được xác định theo Khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai 2013. Theo đó, khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định:

Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18.12.1980 đến trước ngày 1.7.2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

Như vậy, muốn xác định được diện tích đất ở trong thửa đất của gia đình anh Tuấn cần đối chiếu theo quy định của UBND cấp tỉnh (ở đây là UBND thành phố Hà Nội) về hạn mức công nhận đất ở.

Khoản 1 Điều 4 quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất, kích thước diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 1.6.2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) như sau:

1. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp đất ở có vườn ao theo quy định tại Khoản 4, Điều 103 Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố, như sau:

a) Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên: 120 m2;

b) Các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm: 180 m2;

c) Thị xã Sơn Tây: các phường 180 m2; các xã 300 m2;

d) Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2;

đ) Các xã vùng đồng bằng: 300 m2;

e) Các xã vùng trung du: 400 m2;

f) Các xã vùng miền núi: 500 m2.

Các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với từng vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

Như vậy theo thông tin mà anh Tuấn cung cấp, mảnh đất vườn của gia đình hơn là gần 1.000 m2, diện tích này lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương. Do đó toàn bộ diện tích mảnh đất này sẽ không được công nhận là đất ở. Phần diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 1.6.2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó, đất của gia đình anh ở miền núi thì căn cứ Điểm f Khoản 1 Điều 4 Quyết định này, phần đất ở của gia đình anh sẽ được xác định là 500 m2.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Điều kiện để xây nhà trên đất vườn có thể bạn chưa biết

Khương Duy (T/H) |

Xây nhà trên đất vườn là hành vi vi phạm pháp luật. Để xây nhà, người dân cần phải chuyển mục đích đất vườn sang đất ở.

Phân biệt đất vườn và đất trồng cây lâu năm

Minh Huy (T/H) |

Đến nay vẫn có nhiều người chưa phân biệt được đất vườn và đất trồng cây lâu năm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loại đất này.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

LD 24069: Ước nguyện phẫu thuật cho con vùi dưới đất lạnh

DƯƠNG THÙY |

Sau vụ sạt lở đất khiến hàng chục người chết, cô giáo Trương Thị Mai Ân đã ra đi khi ước nguyện lớn nhất là phẫu thuật lồng ngực cho con gái còn dang dở.

Điều kiện để xây nhà trên đất vườn có thể bạn chưa biết

Khương Duy (T/H) |

Xây nhà trên đất vườn là hành vi vi phạm pháp luật. Để xây nhà, người dân cần phải chuyển mục đích đất vườn sang đất ở.

Phân biệt đất vườn và đất trồng cây lâu năm

Minh Huy (T/H) |

Đến nay vẫn có nhiều người chưa phân biệt được đất vườn và đất trồng cây lâu năm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loại đất này.