Phố cổ Hà Nội đìu hiu, đất vàng "dài cổ" chờ người thuê

Nguyễn Lan Nhi |

Nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thời trang trên phố cổ Hà Nội trong những ngày qua đã treo biển tạm thời đóng cửa, sang nhượng hoặc cho thuê lại mặt bằng.

Ghi nhận của Lao Động trong ngày 10.3 cho thấy, nhiều cửa hàng đồ lưu niệm, thời trang tập trung trên tuyến phố Hà Nội như: Phố Hàng Trống, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Da... đều đóng cửa im lìm.

Nhiều chủ cửa hàng đã phải treo biển tạm thời đóng cửa, hoặc cho thuê lại mặt bằng với giá rẻ mạt.

Một số cửa hàng trong dãy vẫn duy trì việc mở cửa thường xuyên nhưng lượng khách ra vào khá vắng, chủ yếu là để duy trì và cầm chừng.

Nhiều cửa hàng đồ lưu niệm trên tuyến phố Hàng Trống, Hàng Bông đóng cửa nghỉ bán, sang nhượng mặt bằng. Ảnh: LAN NHI
Nhiều cửa hàng đồ lưu niệm trên tuyến phố Hàng Trống, Hàng Bông đóng cửa nghỉ bán, sang nhượng mặt bằng. Ảnh: LAN NHI

Khác hẳn với hình ảnh nhộn nhịp, sầm uất trước đây, nhiều cửa hàng đồ lưu niệm trên tuyến phố Nhà Thờ giao cắt với phố Hàng Trống đã đóng cửa, treo biển sang nhượng cửa hàng. Theo chủ cửa hàng lưu niệm Lê Bích Ngọc (sinh năm 1972, phố Hàng Trống), trước đây doanh thu của cửa hàng chủ yếu nhờ vào phần lớn lượng khách du lịch, khách vãng lai trong và ngoài nước.

Các mặt hàng đồ lưu niệm, thời trang ở phố cổ Hà Nội phần lớn phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: LAN NHI
Các mặt hàng đồ lưu niệm, thời trang ở phố cổ Hà Nội phần lớn phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: LAN NHI

Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên các sản phẩm nhập về không có thị trường tiêu thụ.

Nhiều hàng quán bán đồ thủ công, handmade, mây tre đan cùng tuyến phố đã phải đóng cửa, sang nhượng mặt bằng vì không còn đủ vốn duy trì.

Chủ cửa hàng Lê Bích Ngọc lau dọn lại đồ đặc, hàng hóa trong thời gian vắng khách. Ảnh: LAN NHI
Chủ cửa hàng Lê Bích Ngọc lau dọn lại đồ đạc, hàng hóa trong thời gian vắng khách. Ảnh: LAN NHI

“Nhà tôi buôn bán ở đây đã gần 20 năm. Gần đây nhiều cửa hàng bên cạnh nhà tôi đã đóng cửa, có nhà thì cho thuê mặt bằng từ trước Tết vì không đủ vốn duy trì.

Dù vắng khách mua hàng nhưng gia đình tôi vẫn mở cửa mỗi sáng, dọn dẹp hàng hóa mong bán được chút ít” - chủ cửa hàng Lê Bích Ngọc cho hay.

Nhiều cửa hàng lưu niệm, thời trang đã đóng cửa vì vắng khách, không đủ vốn duy trì. Ảnh: LAN NHI
Nhiều cửa hàng lưu niệm, thời trang đã đóng cửa vì vắng khách, không đủ vốn duy trì. Ảnh: LAN NHI

Được biết, các mặt bằng tại khu vực phố cổ Hà Nội chủ yếu đều là kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, đồ lưu niệm, thời trang, dịch vụ ăn uống...

Trong thời điểm khó khăn, nhiều chủ nhà đã phải chấp nhận đóng cửa hoặc sang nhượng mặt bằng với mức giá thuê giảm từ 20 -30% cho những ai có nhu cầu thuê với hợp đồng dài hạn.

Các biển thông báo tạm đóng, cho thuê mặt bằng kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều tại phố cổ Hà Nội. Ảnh: LAN NHI
Các biển thông báo tạm đóng, cho thuê mặt bằng kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều tại phố cổ Hà Nội. Ảnh: LAN NHI

Bà Lê Thị Mai (sinh năm 1975, chủ cửa hàng trên phố Hàng Bông) cho biết: “Mặc dù cửa hàng vắng khách nhưng tôi vẫn mở cửa hằng ngày. Phần lớn những cửa hàng đến giờ vẫn duy trì được việc mở cửa thường xuyên là do họ có số vốn lưu động lớn hoặc có sẵn mặt bằng.

Còn những hộ kinh doanh phải đi thuê thì hầu như đều không trụ lại được sau đợt dịch COVID-19 trước Tết".

Trên phố Hàng Bông, hàng loạt cửa hàng sát cạnh nhau cùng lúc phải đóng cửa. Ảnh: LAN NHI
Trên phố Hàng Bông, hàng loạt cửa hàng sát cạnh nhau cùng lúc phải đóng cửa. Ảnh: LAN NHI

"Một số mặt bằng trên phố rất rộng rãi nhưng hiện tại nhiều chủ cửa hàng đã đặt biển rao bán, sang nhượng với mức giá giảm % rất nhiều.

Đối với chủ cửa hàng nào không đủ tiền thuê mặt bằng thì hầu hết họ phải đóng cửa hoặc chuyển qua kinh doanh, bán hàng online” - bà Mai cho biết thêm.

Nguyễn Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Phố cổ Hà Nội với Tết thời COVID

Việt Văn |

Có 2 Hà Nội, một Hà Nội nhộn nhịp, hối hả của những ngày cận Tết và một Hà Nội thong dong, tĩnh lặng của Tết. Năm nay lại không hẳn như vậy, Tết thời COVID.

Không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội sẽ được triển khai mở rộng thế nào?

Phạm Đông |

Từ ngày 1.1.2021, quận Hoàn Kiếm sẽ chính thức triển khai hoạt động mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội: Khai thác du lịch sao cho hiệu quả

Ngọc Linh |

Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ được xem là một di sản văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn khu phố cổ ở thời điểm hiện tại và thời gian tới vẫn còn là điều trăn trở khiến nhà quản lý, các nhà nghiên cứu phải suy ngẫm.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam giảm xả lũ

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Công ty Thủy điện Trị An giảm xả lũ do lưu lượng nước về hồ đang có xu hướng giảm.

Áp lực mua nhà khi Hà Nội tăng diện tích tách thửa

CAO NGUYÊN |

Hà Nội - Việc tăng diện tích tách thửa sẽ tốt cho quy hoạch của thành phố nhưng có thể tạo áp lực lớn cho người dân có nhu cầu về nhà.

Sạt lở 300m trên QL2, vùi lấp người và nhiều phương tiện

Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Vụ sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 2 đoạn qua huyện Bắc Quang khiến 11 người bị thương và mất tích, nhiều phương tiện bị cuốn trôi.

Cầu thủ Việt là nạn nhân của trò đùa trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Trước Công Phượng, nhiều cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu hay Văn Toàn từng là nạn nhân của các trò đùa trên mạng xã hội sau khi xuất ngoại thất bại.

Phố cổ Hà Nội với Tết thời COVID

Việt Văn |

Có 2 Hà Nội, một Hà Nội nhộn nhịp, hối hả của những ngày cận Tết và một Hà Nội thong dong, tĩnh lặng của Tết. Năm nay lại không hẳn như vậy, Tết thời COVID.

Không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội sẽ được triển khai mở rộng thế nào?

Phạm Đông |

Từ ngày 1.1.2021, quận Hoàn Kiếm sẽ chính thức triển khai hoạt động mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội: Khai thác du lịch sao cho hiệu quả

Ngọc Linh |

Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, khu phố cổ được xem là một di sản văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn khu phố cổ ở thời điểm hiện tại và thời gian tới vẫn còn là điều trăn trở khiến nhà quản lý, các nhà nghiên cứu phải suy ngẫm.