Thi tuyển chức danh hiệu trưởng: Cần thực chất, công khai, minh bạch

Tường Vân |

Năm 2022, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường công lập. Với chính sách này, nhiều người kỳ vọng, nền giáo dục Thủ đô sẽ có những luồng gió mới đến từ những nhân tố mới... Tuy nhiên, làm sao để việc thi tuyển diễn ra thực chất, khách quan, công bằng là vấn đề được đặt ra. 

Thi tuyển phải thực chất

Ngày 17.3.2022, Sở GDĐT Hà Nội thông báo về việc thí điểm thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Bất Bạt và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu.

Theo đó, đối tượng dự tuyển gồm đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc (viên chức tại hai trường trên trong diện quy hoạch) và đối tượng đăng ký tham dự tuyển tự nguyện (viên chức, công chức tại Sở GDĐT Hà Nội hoặc ngoài Hà Nội).

Đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí như có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; văn bằng, chứng chỉ quản lý nhà nước về giáo dục; ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng...

Theo quy định, đối tượng dự tuyển sẽ tham gia 2 phần thi là bài thi viết, nếu qua được vòng này sẽ trình bày đề án. Nội dung thi trình bày đề án bao gồm cả thi kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.

Trước Hà Nội, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tuyên Quang... cũng đã tổ chức thi tuyển Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông.

Sau thông báo của Sở GDĐT Hà Nội, nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án thi tuyển nêu trên và cho rằng, hình thức này sẽ góp phần xóa bỏ tư duy “sống lâu lên lão làng”, giúp tuyển chọn nhân tài công khai, minh bạch, tạo động lực và nhiệt huyết cho đội ngũ cán bộ, công chức khác tiếp tục cống hiến. Tuy nhiên, làm sao để việc thi tuyển được thực chất, khách quan, công bằng tránh tình trạng hình thức là câu hỏi được đặt ra.

Trao đổi về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - nhấn mạnh, việc thi tuyển chức danh hiệu trưởng là điều đáng hoan nghênh. Bởi trong lĩnh vực giáo dục, hiệu trưởng được xem là người đứng đầu của ngôi trường, là đầu tàu tổ chức và điều hành mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.

Vì vậy hiệu trưởng phải có tâm và có tầm, tầm nhìn xa, có những quyết sách đúng đắn và tâm huyết với nghề, không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên mà còn nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh. Đồng thời, biết quan tâm đến đời sống của giáo viên, công nhân viên.

Theo ông Khuyến, việc đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý các cấp không phải là mới. Trước đó, nhiều cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, các địa phương cũng đã thực hiện việc làm này. Qua công tác thi tuyển đã tạo được môi trường cạnh tranh; thu hút người có phẩm chất, năng lực tốt tham gia đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành. Đồng thời, tránh tiêu cực, bài trừ tình trạng bổ nhiệm do phe phái, tệ nạn “mua quan, bán chức” gây bức xúc dư luận.

“Thi tuyển công khai minh bạch, tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, phải đưa ra khung tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng. Ai đạt được tiêu chuẩn đều có thể tham gia dự thi và mọi tiêu chuẩn đều phải gắn với 2 yếu tố: tài và đức.

Bên cạnh đó, phải có hội đồng xem xét rất công minh và chuẩn xác. Thành viên trong hội đồng phải là những người có trách nhiệm, có uy tín, được sự tín nhiệm của xã hội. Mọi quy trình thi cử cần được công khai minh bạch, rõ ràng” - ông Khuyến nhấn mạnh quan điểm.

Thời gian là thước đo hiệu quả

Bàn về vấn đề thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường công lập, GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng: “Vấn đề quan trọng nhất là nội dung thi, hình thức thi tuyển phải phù hợp với từng vị trí. Tôi lấy ví dụ, nếu chỉ thi lý thuyết làm sao hiểu được năng lực quản lý đến đâu để tuyển vị trí hiệu trưởng?”.

GS-TS Phạm Tất Dong cho rằng, xoay quanh việc tổ chức thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường công lập hiện nay xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều. Theo đó, có ý kiến cho rằng, thi tuyển chức danh hiệu trưởng chỉ là kiểu hình thức, sắp xếp “quân xanh, quân đỏ”, làm cách này, cách khác để che mắt hay lẩn khuất một quy trình nào đó. Cũng có ý kiến đồng tình, ủng hộ việc tổ chức thi cử công khai, minh bạch... Tuy nhiên, hiện tại, chưa thể đánh giá, kết luận cụ thể bởi năm nay là năm đầu tiên Hà Nội thí điểm thi tuyển. Cần có thời gian, qua thực tế mới có thể khẳng định có tốt hay không.

“Tôi cho rằng, sau khi có kết quả thi tuyển, phải ít nhất nửa năm học mới có thể đánh giá người trúng tuyển có thực sự phù hợp, thể hiện rõ năng lực hay không. Từ đó, có sự điều chỉnh hình thức thi tuyển cho phù hợp. Nếu người trúng tuyển phát huy tốt năng lực, phẩm chất thì đây là tín hiệu đáng mừng, tiếp tục phát huy ở những năm sau.

Ngược lại, cần có sự điều chỉnh hình thức, phương án thi tuyển nếu người được chọn chưa đáp ứng các tiêu chí đánh giá qua thực tế”- GS-TS Phạm Tất Dong bày tỏ quan điểm.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thí điểm thi tuyển hiệu trưởng tại hai trường công lập

Tường Vân |

Năm 2022, lần đầu tiên, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội thí điểm thi tuyển chức danh hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập trực thuộc.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Lào Cai: Các nhà máy thuỷ điện khắc phục thiệt hại sau bão

NHÓM PV |

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho 26/74 nhà máy thuỷ điện trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai, ước tổng thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Bãi quặng trái phép tại trung tâm nông nghiệp đã được di dời

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù là dự án trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thế nhưng nơi đây lại biến thành bãi tập kết quặng, vật liệu.