Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp?

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG |

Sáng 24.8, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành “phao cứu sinh” hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi thất nghiệp và giúp họ sớm quay trở lại thị trường lao động.

Tổng kết Luật Việc làm 2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau hơn 7 năm thực hiện Luật, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng qua các năm, bình quân hằng năm tăng 14,3%.

 
Công nhân tìm việc ở KCN Thăng Long. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ năm 2010 đến hết năm 2022, có gần 8,7 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Số người được hưởng các chế độ tăng dẫn đến tổng tiền chi cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp tăng.

Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, thu hẹp nên số người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng vọt so với các năm trước, dẫn đến có tình trạng trục lợi Quỹ.

Số liệu thống kê mới nhất từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ngành đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị.

Kết quả, Ngành đã ban hành, tham mưu ban hành 448 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 15 tỉ đồng; yêu cầu truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của 23.118 lao động đóng chưa đúng quy định với số tiền truy thu là 62,4 tỉ đồng.

Đồng thời, yêu cầu thu hồi về quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp số tiền hơn 37,6 tỉ đồng tiền hưởng các chế độ không đúng quy định.

 
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành “phao cứu sinh” hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động khi thất nghiệp. Trong ảnh, công nhân tìm kiếm việc làm. Ảnh: Hải Nguyễn

Để hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan chức năng đưa ra 6 nhóm giải pháp. Một là, cần sửa chế độ trợ cấp thất nghiệp trả theo ngày. Hai là, cần bổ sung quy phạm “xác định lỗi mất việc do người lao động và lỗi mất việc do người sử dụng lao động” để từ đó quy định thành hai chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp khác nhau.

Ba là, cần xem xét việc sửa đổi Khoản 2, Điều 50, Luật Việc làm năm 2013 về thời gian tính hưởng. Bốn là, cần rút ngắn thời gian thực hiện quy trình đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ xuống còn 15 ngày.

Năm là, xem xét nâng mức “hỗ trợ học nghề và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động” cao hơn mức quy định hiện hành. Cuối cùng, là tăng mức phạt và xử lý hình sự với hành vi trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

Để làm rõ những thách thức và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể, nhằm hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, Báo Lao Động tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Cách nào hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp". Chương trình sẽ được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử laodong.vn.

Để góp phần hạn chế tình trạng trục lợi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong đề nghị sửa đổi Luật Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm thông báo của người sử dụng lao động, xử lý đối với trường hợp người sử dụng lao động không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm thất nghiệp, quản lý đối tượng.

Đồng thời, bổ sung một số trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp như: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động, người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng…

Sửa đổi, bổ sung quy định người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp và không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

LƯƠNG HẠNH - LÊ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Trường hợp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp với người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội 2 số khác nhau, 1 sổ đóng 9 tháng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp; sổ thứ 2 đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng trợ cấp 3 tháng thất nghiệp. Tôi muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội với nhau thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của tôi được tính như thế nào?

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thanhthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty. Xin hỏi, trong thời gian tạm hoãn, tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không?

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Trường hợp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp với người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội 2 số khác nhau, 1 sổ đóng 9 tháng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp; sổ thứ 2 đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng trợ cấp 3 tháng thất nghiệp. Tôi muốn gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội với nhau thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của tôi được tính như thế nào?

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thanhthaoxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với công ty. Xin hỏi, trong thời gian tạm hoãn, tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không?