Thanh tra vào cuộc vụ tập thể giáo viên ở Bình Định bị nợ chế độ kéo dài

Hoài Phương |

Sau khi Chủ tịch tỉnh Bình Định liên tiếp chỉ đạo giải quyết tình trạng chậm chi trả chế độ cho tập thể giáo viên ở huyện Vân Canh, địa phương này đã cho Thanh tra huyện vào cuộc để thanh tra, làm rõ.

Sau loạt bài phản ánh về vụ việc tập thể giáo viên Trường THCS bán trú Canh Thuận (huyện Vân Canh, Bình Định) nhiều lần đưa đơn đến các cấp để “đòi quyền lợi” nhưng bất thành mà Báo Lao Động đã đăng tải, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã tiếp tục yêu cầu địa phương này báo cáo tiến độ giải quyết tình trạng giáo viên bị nợ chế độ mà báo nêu.

s
Trường THCS bán trú Canh Thuận. Ảnh: Hoài Luân

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh đã chỉ đạo thanh tra vào cuộc để làm rõ công tác chi ngân sách của Trường Canh Thuận, từ đó xác định nguyên nhân gây thiếu hụt kinh phí, dẫn đến chậm chi trả chế độ cho các giáo viên.

"Như Chủ tịch UBND huyện Vân Canh báo cáo, hiện nay các trường khác đều đảm bảo việc chi trả chế độ, chỉ có Trường Canh Thuận là thiếu, nguyên nhân có thể là do cách điều hành của Hiệu trưởng trường này", ông Phạm Anh Tuấn cho hay.

Cô P.T.N - giáo viên phản ánh bị nợ tiền dạy tăng tiết tại Trường Canh Thuận. Ảnh: Hoài Luân
Cô P.T.N - giáo viên phản ánh bị nợ tiền dạy tăng tiết tại Trường Canh Thuận. Ảnh: Hoài Luân

Trao đổi thêm với Lao Động, ông Nguyễn Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh - cho biết, qua họp bàn, huyện đã thống nhất cho Thanh tra huyện vào cuộc kiểm tra kinh phí sử dụng của các trường liên quan đến tình trạng chậm chi trả chế độ dạy thêm giờ, thêm lớp năm học 2022-2023 cho các giáo viên.

"Từ đó sẽ làm rõ nguyên nhân do đâu, do cấp thiếu kinh phí hay cấp đủ mà chi sai mục đích, dẫn đến không có tiền chi trả chế độ cho giáo viên, qua đó sẽ đề xuất hướng xử lý. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này sớm nhất", ông Việt nói.

Bị nợ chế độ 1 ngày, giáo viên sẽ khó khăn thêm 1 ngày

Nhiều tháng qua, tập thể thầy cô giáo tại Trường Canh Thuận liên tiếp gửi đơn đến UBND huyện Vân Canh và các cơ quan, đơn vị của huyện này, đề nghị xem xét giải quyết chi trả chế độ dạy tăng tiết của năm học 2022-2023.

Theo kiến nghị của các giáo viên, năm học 2022-2023, Ban Giám hiệu Trường Canh Thuận đã phân công cho các giáo viên giảng dạy tăng tiết, để bù cho những giáo viên về hưu, nghỉ dạy và chuyển công tác khác... Tổng số tiền tăng giờ trong năm học này là gần 315 triệu đồng.

Và sau nhiều lần đưa đơn "đòi quyền lợi", đến nay, tập thể giáo viên này vẫn chưa nhận được số tiền mà họ cất công đi dạy "tăng ca" trong suốt một năm học qua.

Theo tìm hiểu của PV, trong tập thể 16 thầy cô giáo này, có không ít giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, họ chỉ biết trông chờ vào đồng lương hàng tháng, tiền chế độ trong công tác giảng dạy để nuôi sống gia đình. Vì vậy, việc chậm chi trả tiền "mồ hôi, công sức" thêm ngày nào, giáo viên sẽ khó khăn, vất vả thêm ngày đấy.

Hoài Phương
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên bế giảng trong nỗi thất vọng khi tiền chế độ lại như nợ khó đòi

Hoài Phương |

Bình Định - Trong buổi bế giảng năm học 2023-2024, nhiều giáo viên ở huyện miền núi Vân Canh một lần nữa nhận về nỗi thất vọng, hụt hẫng khi tiền "mồ hôi, công sức" đi dạy tăng ca của năm học trước vẫn chưa được chi trả.

Cầm lương chưa nóng tay, giáo viên vội mang tiền đi trả nợ

Hoài Phương |

Vừa nhận được tiền lương sau thời gian đệ đơn "đòi quyền lợi", giáo viên ở huyện miền núi Bình Định vội mang tiền đi trả nợ, vì sợ dính nợ xấu.

Giáo viên ở Bình Định lâm cảnh túng quẫn khi lương, chế độ vẫn ở trên giấy

Hoài Phương |

Bình Định - Bị chậm lương, nợ chế độ kéo dài, khiến cho nhiều giáo viên ở huyện miền núi Vân Canh rơi vào cuộc sống túng quẫn. Nhiều lần họ đã đệ đơn lên các cấp, đòi quyền lợi nhưng kết quả bất thành.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

10 tỉ đồng nhóm cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận từ 2 doanh nghiệp

Việt Dũng |

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh, nguyên lãnh đạo sở của Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho AIC, Sông Hồng trúng 6 gói thầu, nhận cảm ơn chục tỉ đồng.

Hà Nội có hơn 40 cầu yếu không đảm bảo lưu thông

Minh Hạnh |

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 40 cây cầu không bảo đảm điều kiện lưu thông.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Giáo viên bế giảng trong nỗi thất vọng khi tiền chế độ lại như nợ khó đòi

Hoài Phương |

Bình Định - Trong buổi bế giảng năm học 2023-2024, nhiều giáo viên ở huyện miền núi Vân Canh một lần nữa nhận về nỗi thất vọng, hụt hẫng khi tiền "mồ hôi, công sức" đi dạy tăng ca của năm học trước vẫn chưa được chi trả.

Cầm lương chưa nóng tay, giáo viên vội mang tiền đi trả nợ

Hoài Phương |

Vừa nhận được tiền lương sau thời gian đệ đơn "đòi quyền lợi", giáo viên ở huyện miền núi Bình Định vội mang tiền đi trả nợ, vì sợ dính nợ xấu.

Giáo viên ở Bình Định lâm cảnh túng quẫn khi lương, chế độ vẫn ở trên giấy

Hoài Phương |

Bình Định - Bị chậm lương, nợ chế độ kéo dài, khiến cho nhiều giáo viên ở huyện miền núi Vân Canh rơi vào cuộc sống túng quẫn. Nhiều lần họ đã đệ đơn lên các cấp, đòi quyền lợi nhưng kết quả bất thành.