Chính sách phù hợp đã giúp Việt Nam kìm giữ được chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%

Vũ Long |

Cả năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã được kìm giữ ở mức 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Thông tin tại cuộc họp báo sáng 29.12.2022, TS Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định: Tính chung cả năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (mục tiêu đề ra là lạm phát năm 2022 dưới 4%).

Trong tháng 12.2022, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 12.2022 giảm 0,01% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (mục tiêu đề ra là kìm giữ lạm phát ở mức dưới 4%).

Bà Nguyễn Thị Hương khẳng định, đây là kết quả của chính sách điều hành linh hoạt, chủ động của Chính phủ và các cơ quan tham mưu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động tác động không nhỏ tới các nước có độ mở lớn; trong tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực Châu Âu và Mỹ.

"Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 12.2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát của Nhật Bản và Trung Quốc” – bà Nguyễn Thị Hương nói.

Giá thịt lợn giảm mạnh đã góp phần kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long
Giá thịt lợn giảm mạnh đã góp phần kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long

Phân tích về chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2022, Chủ tịch JCI Vũ Tuấn Anh cho rằng, kinh tế trong nước phục hồi, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát.

"Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh một năm nhiều biến động khó lường" - ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chính sách giảm thuế đã góp phần giảm áp lực lạm phát

Theo bà Nguyễn Thị Hương, để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Một số chính sách hiệu quả nhằm giảm áp lực lạm phát như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1.2.2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1.1.2022 đến hết ngày 31.12.2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho hay, lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 11.2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 7,1% và FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại Châu Á, lạm phát tháng 11.2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật Bản tăng 3,8%.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá xăng và giá thuê nhà cao

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá xăng dầu và giá thuê nhà tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 tăng do tăng học phí

Xuyên Đông |

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9.2022 tăng 0,4% so với tháng trước. Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 và giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,58% trong 8 tháng năm 2022

Vũ Long |

Bình quân 8 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá xăng và giá thuê nhà cao

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do giá xăng dầu và giá thuê nhà tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 tăng do tăng học phí

Xuyên Đông |

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9.2022 tăng 0,4% so với tháng trước. Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng chủ yếu do một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 và giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,58% trong 8 tháng năm 2022

Vũ Long |

Bình quân 8 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%.