Văn hóa văn nghệ thế giới: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 - mùa thất bát của nghệ thuật?

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp) |

Năm 2008, bức chân dung ông Barack Obama cùng dòng chữ “Hope” của hoạ sĩ Shepard Fairey đã trở thành một trong những biểu tượng thành công nhất trong chiến dịch chạy đua vào Nhà trắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ.

Được nhà phê bình nghệ thuật Peter Schjeldahl ca ngợi là một “thiên sử thi hoành tráng viết bằng ngôn ngữ đời thường”, bức poster “Hope” của Fairey khiến người ta liên tưởng đến sự trở lại của thời kỳ hoàng kim trong mối quan hệ giữa chính trị Hoa Kỳ và nghệ thuật. Đó là khi những vấn đề của nền chính trị nước này nhận được sự quan tâm của giới nghệ sĩ và xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện đại chúng, từ poster, đề can, cho đến cả tấm chắn bùn ôtô và khuy cài áo...

Tuy nhiên, mùa bầu cử Tổng thống 2016 lại chứng kiến một sự ảm đạm khác thường khi chỉ còn chưa đầy 100 ngày là đến vòng bỏ phiếu cuối cùng - vậy mà vẫn chưa xuất hiện một tác phẩm nghệ thuật nào liên quan có sức ảnh hưởng có thể sánh ngang với “Hope” của Fairey.

Dòng chữ bằng băng “The American Dream” của Nora Ligorano và Marshall Reese. 

Trải qua 8 năm, một thế giới luôn chuyển động với vận tốc cực nhanh được tạo ra bởi Instagram, Twitter và Facebook, đã khiến ý tưởng về ngôn ngữ đời thường dường như không còn rõ ràng. Và trong một chiến dịch bầu cử với nhiều biến động bất ngờ hơn bao giờ hết, cùng sự “quanh co” của hai ứng cử viên, việc ra đời của một thiên sử thi lại càng trở nên bất khả thi.

“Sức mạnh của hình ảnh mang tính biểu tượng nằm ở chỗ hình ảnh này tượng trưng cho một điều gì đó”, nhiếp ảnh gia kiêm nhà hoạt động chính trị Eric Gottesman cho biết. “Và khi các hình ảnh được truyền bá và phân phối theo cách phức tạp và rộng rãi hơn, việc sử dụng các hình ảnh biểu tượng trong những chiến dịch tranh cử càng trở nên mờ nhạt. Mọi người không còn tin vào những gì họ thấy như trước đây nữa”.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong nhận thức của người dân cũng không ngăn cản được giới nghệ sĩ và các nhà hoạt động chính trị tìm cách gửi gắm các ý tưởng của mình về cuộc đua chính trị trong suốt thời gian vừa qua.

Hình ảnh bà Hillary Clinton trong mắt giới nghệ sĩ. 

“Truth Booth” (Gian hàng của Sự thật) là một tác phẩm nghệ thuật di động của nhóm Cause Collective, từng có mặt ở Afshanistan trước khi xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau trên toàn nước Mỹ. Có hình dạng một khung chứa lời thoại thường gặp trong các truyện tranh, “Truth Booth” thực chất là một gian lều nhỏ, có ghi từ “Truth” (Sự thật) ở bên ngoài. Người tham gia được mời vào bên trong và hoàn thành nốt nội dung của một câu nói, mở đầu bằng “Sự thật là…”. Cho đến nay, đã có hơn 6.000 câu nói hoàn chỉnh được ghi lại, và nhóm Cause Collective hy vọng họ sẽ thu thập được hàng nghìn câu nữa trước tháng 11 này.

Một tác phẩm khác cũng nhận được nhiều sự chú ý, đó là cụm từ “The American Dream” (Giấc mơ Mỹ) khổng lồ được điêu khắc bằng băng của hai nghệ sĩ Nora Ligorano và Marshall Reese. Cụm từ này được để ngoài trời để tự tan chảy, và toàn bộ quá trình được truyền trực tiếp trên Internet, trong khi các nhà thơ và nhà văn tiến hành ứng tác tại chỗ, ngay gần vị trí đặt tác phẩm.

“Một mặt của những tác phẩm này là để nhắc tới những ngôn từ vẫn bị lạm dụng trong giới chính trị”, Reese nói. “Mặt khác, chúng tôi cũng nhận ra rằng, các tác phẩm của mình góp phần làm giảm bớt mối nghi ngại của người xem. Mọi người bắt đầu thảo luận và suy nghĩ các vấn đề liên quan chính trị trong quá trình quan sát những chữ cái bị tan chảy”.

Tuy nhiên, theo Sheila Pree Bright, một nhiếp ảnh gia từng theo dõi mảng chính trị cho biết, một trong những lý do khiến chiến dịch của Ligorano và Reese không để lại ấn tượng thật sự sâu sắc chính là bởi vì người dân Mỹ không còn mặn mà với những ý tưởng liên quan đến logo hay hình vẽ nữa.

Nghệ sĩ Hank Willis Thomas đến từ Cause Collective và nhiếp ảnh gia Gottesman thậm chí còn lập nên một Super PAC (siêu uỷ ban hoạt động chính trị) độc lập mang tên “For Freedoms” (Vì tự do). Đặt mục tiêu trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại tại những không gian thường chỉ dành đặt quảng cáo như nhà ga, trạm xe buýt, pano v.v… trên khắp nước Mỹ, cho đến nay dự án Super PAC này đã quyên góp được hơn 100.000USD.

 

 Hình ảnh biếm họa của ông Donald Trump.

Theo Gottesman, Super PAC của họ ra đời không mang một ý nghĩa châm chọc nào, mà chỉ thể hiện sự quan tâm, mong muốn được hoà chung vào bầu không khí sôi động của chiến dịch bầu cử năm nay. “Marketing và quảng cáo đang điều hành chính trị ngày nay. Vì vậy, khái niệm nghệ thuật chúng tôi muốn gửi gắm chính là quảng cáo là cách có hiệu lực nhất để tiếp cận con người”, Gottesman nói.

Đối với các nghệ sĩ biếm họa, mùa bầu cử năm nay lại được nhiệt liệt hoan nghênh. Giải thích cho điều này, Henry Adam, một chuyên gia lịch sử nghệ thuật, đồng thời là hậu duệ của Tổng thống Mỹ thứ hai, John Adams cho biết: “Donald Trump đúng là giấc mơ của mỗi họa sĩ vẽ biếm họa. Mái tóc, khuôn mặt và cách ông ấy nói chuyện. Tất cả đều chứa đựng tố chất của hoạt họa”.

David Horsey, một nghệ sĩ vẽ biếm họa từng hai lần đoạt giải thưởng Pulitzer nói về Ứng cử viên Đảng Cộng Hoà - Donald Trump: “Tôi có thể vẽ ông ấy hàng ngày. Tôi đã từng thể hiện ông ấy là King Kong, là một hoàng đế Rome thô lỗ…”.

LAN PHƯƠNG (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Nữ bác sĩ BV K bị tấm kính rơi vào người đã trở lại làm việc

Lệ Hà |

Nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý công tác tại Bệnh viện K bị tấm kính ở quán cà phê rơi vào người đã hồi phục sức khỏe, trở lại làm việc.

Ông Chu Ngọc Anh, Đinh La Thăng không được đặc xá năm 2024

Ái Vân |

Các ông Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng, Đinh La Thăng không nằm trong danh sách được đặc xá năm 2024.

Dự án cải tạo dốc Cun trên Quốc lộ 6 lại trễ hẹn về đích

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Dự án xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông ở dốc Cun trên Quốc lộ 6 không về đích đúng hạn, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".