Khi con bị bạo hành học đường

Diên Vỹ |

Gần đây thấy con gái (học sinh lớp 5) chiều đi học về có vẻ ít nói, buồn bã, chị Lan hỏi han nhưng bé chỉ nói mệt. Đến một hôm thấy bàn tay con có vết hằn, chị Lan hỏi nguyên nhân thì con gái bật khóc “Cô chủ nhiệm đánh vì con làm không hết bài tập về nhà”.

Hỏi cặn kẽ bé kể thêm, cô giáo dạy môn Toán, giáo viên chủ nhiệm lớp con rất nghiêm khắc, khó tính. Cả lớp đều sợ “thượng phương bảo kiếm” của cô - một chiếc thước dài, to bản, hễ vụt xuống thì tay, chân học sinh làm bài sai nhiều lần, không hoàn thành hết bài về nhà...sẽ hằn vết thâm tím. Kiểm lại, vài lần chị Lan thấy con về nhà thường giấu bàn tay đi, có hôm 1h đêm thấy con vẫn ngồi học, chị nhắc đi ngủ thì bé mếu máo “Không làm hết bài tập, mai cô đánh con chết”.

Nghe chuyện, chồng chị nóng nảy “Sao có loại giáo viên ác quá vậy?!” và anh đòi mai đến trường con gái “cho cô một bài học”. Con gái 11 tuổi hoảng sợ “Ba mà đến trường gặp cô nói chuyện, con sẽ bỏ học”. Lo lắng cho con, tức giận về cách dạy dỗ học sinh phản giáo dục của cô giáo, nhưng vợ chồng chị Lan đành kiềm chế vì sợ ảnh hưởng đến con. Cho đến một bữa thấy con gái đi học về, vừa vô nhà là khóc òa. Bé lại bị cô chủ nhiệm khẽ tay vì gọi lên bảng không làm bài được, dù hôm trước cô đã giảng kỹ. Không hiểu bài nhưng bé không dám hỏi cô. Xót con, sau một đêm suy nghĩ, bàn tính với chồng, chị Lan quyết định đến trường gặp cô chủ nhiệm của con.

Qua thái độ, cách nói chuyện từ tốn của cô chủ nhiệm, chị Lan bớt đi sự oán giận những gì cô đã làm với con gái mình, nhất là cô nhận trách nhiệm “có nghiêm khắc quá mức do lo lắng, mong muốn học trò học tập tốt” nên cô... thương cho roi cho vọt. Kìm chế, chị Lan nói tất cả những suy nghĩ của mình, phản đối cách giáo dục phản giáo dục của cô, về thái độ lo lắng, sợ sệt không muốn đi học của con gái, nhất là tác động nguy hại đến tinh thần ở trẻ tuổi teen như tờ giấy trắng... Chị Lan cũng ra “tối hậu thư” nếu cô giáo không lắng nghe, thay đổi cách “giáo dục bạo hành” chị sẽ phản ánh với ban giám hiệu và chuyển trường cho con. Hết năm học, gia đình chị Lan chuyển nhà sang quận khác sinh sống, con gái chị lên cấp 2 cũng chuyển trường. Bé thở phào “thoát nạn cô thượng phương bảo kiếm”, như thoát khỏi ám ảnh cả trong những giấc ngủ.

Mỗi chiều ở bàn ăn tối, cả nhà anh Luân đều trò chuyện, hỏi han con về chuyện học hành. Thường đó là những chuyện vui về bạn bè, thầy cô. Một hôm anh Luân sững người khi hỏi con trai 16 tuổi, đang học lớp 11 “Tiền ba mẹ cho hàng tuần con uống nước có đủ không?”. Cậu bé rầu rĩ thú nhận: “Con không mua được gì, nhịn ăn uống vì phải cúng cho bọn “đại bàng” trong lớp”. Vợ chồng anh hoảng hồn khi con cho biết, lớp con có nhóm học sinh cá biệt, hay quậy phá và chèn ép các bạn, bắt một số bạn “yếu thế” cống nạp, trong đó có con trai anh. Có lần chúng còn chặn đường đánh chảy máu tay một bạn cứng đầu, không thực hiện yêu cầu “cống nạp” của chúng và đe doạ bất cứ bạn nào tố, méc thầy cô sẽ bị xử hoặc bị cô lập. Con trai anh đã một lần bị nhóm đại bàng đánh đập mà không dám nói với ai, kể cả cha mẹ.

Anh Luân đã đến trường con, gặp giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu trường trao đổi vụ việc. Sau đó nhà trường đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh của nhóm cá biệt. Các biện pháp chuyển lớp, tách nhóm, thầy cô chú ý hơn, cộng với sự quan tâm gần gũi của cha mẹ, chỉ một học kỳ sau, nhóm cá biệt đã “ngoan” hơn, tham gia tích cực vào các phong trào, dự án của trường, có em còn trở thành “lãnh đạo” nhóm học tập, sinh hoạt dã ngoại.

Bạo hành học đường diễn ra ở mọi cấp, lứa tuổi, từ cấp độ nhỏ như cách hành xử nghiêm khắc đến cực đoan phản giáo dục của thầy cô, đến thói bắt nạt, hiếp đáp, cô lập của bạn bè trong trường, lớp... sẽ tác động tiêu cực đến trẻ. Nhà trường, thầy cô, nhất là cha mẹ cần chú ý, quan tâm, gần gũi con để có những biện pháp can thiệp, giúp đỡ, chia sẻ và hóa giải kịp thời. Vừa bảo vệ con, tránh cho trẻ khỏi những tổn thương ám ảnh nguy hại đến cuộc sống và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ ở tuổi học đường.

Diên Vỹ
TIN LIÊN QUAN

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Dự án cải tạo dốc Cun trên Quốc lộ 6 lại trễ hẹn về đích

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Dự án xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông ở dốc Cun trên Quốc lộ 6 không về đích đúng hạn, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.