“Thành hoàng làng” hai lần được đề nghị phong Anh hùng

Quang Đại - Đăng Khoa |

Từ những chiến công đặc biệt xuất sắc thời chiến, ông Trần Bạch Mai đã hai lần được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa; từ một sự “điên rồ” trong đời sống riêng, ông được người dân vùng biển Cửa Hội “phong vui” là “Thành hoàng làng”...

Dù đã ở tuổi 82 với mái tóc bạc phơ nhưng khi hồi tưởng những ngày tháng hào hùng của một thời vật lộn với bom đạn, thủy lôi để đưa lương thực từ tàu quốc tế vào bờ chi viện miền Nam, sắc giọng của nguyên Giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh vẫn đầy sôi nổi, cuốn hút.

Kỳ tích trên biển Đông

“Lúc đó bom đạn kinh khủng lắm. Máy bay Mỹ quần thảo ngày đêm, ban đêm thả pháo sáng như muốn đốt cháy cả bầu trời. Chỉ cần phát hiện dấu hiệu khả nghi là bom, rốc két, đạn xối xả, lại thêm pháo từ Hạm đội 7 bắn vào. Gay nhất là thủy lôi dày đặc, phong tỏa mặt biển, không cách gì phá hết”..., ông Trần Bạch Mai trầm ngâm nhớ lại thời điểm năm 1972, Mỹ tăng cường đánh phá các trọng điểm giao thông để cắt đứt mạch tiếp tế của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Đã có 32 cán bộ, nhân viên Cảng Nghệ Tĩnh hy sinh trong quá trình vận chuyển lương thực, đạn dược. Tàu quốc tế neo tại đảo Hòn Ngư, cách bờ biển Cửa Hội 4km. Lúc đầu, ta cho tàu nhỏ cập mạn rồi đưa lương thực vào bờ, nhưng phương án này nhanh chóng phá sản vì Mỹ đánh chặn dữ dội và thủy lôi phong tỏa.

Không đưa được gạo vào bờ, Phó Giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh Trần Bạch Mai như ngồi trên đống lửa. Ông cùng đội cảm tử dùng thuyền thuyền gỗ, đóng bằng mộng tre hoặc đinh đồng, triệt tiêu từ trường kích thích thủy lôi nổ để tiếp cận tàu lớn, rồi dùng dây nilon kéo gạo vào bờ. Lúc đầu kéo bằng tay, sau kéo bằng máy tời, năng suất tăng lên vài chục tấn/ngày đêm. Địch thả pháo sáng, phát hiện gạo theo dây tời vào bờ, liền thả bom cắt đứt dây và đánh máy tời tan nát.

Trần Bạch Mai và đồng đội đi thuyền tiêu từ nghiên cứu phương án chuyển gạo vào bờ 

Trần Bạch Mai tìm giải pháp khác. Nhìn thấy những lớp sóng dào dạt xô bờ cùng những vật thể dạt vào bờ biển, ông thử dùng bao nilon bọc 4 bao gạo 50kg và thả vào bờ, đánh dấu để xem nó sẽ trôi đi đâu. Sau mấy ngày theo dõi dọc bờ biển, cả 4 bao gạo đã được nhân dân ven biển Nghệ Tĩnh nhặt được. “Ơ rê ca!”, Trần Bạch Mai mừng rỡ hét lên, và đề xuất phương án “dùng biển làm kho, dùng sóng làm thuyền” để đưa gạo vào bờ.

Hàng trăm nghìn tấn gạo đã trôi từ biển vào bờ, với tỷ lệ mà Trần Bạch Mai đã cẩn thận ghi trong nhật ký, là 73,64%. Bờ biển từ Cửa Lò đến Cửa Hội (Nghệ An - Hà Tĩnh) chất đầy những bao gạo được thả từ đảo Ngư. Sáng kiến của Trần Bạch Mai đã đem lại thành công ngoài mong đợi, được đồng đội và nhân dân đánh giá là một kỳ tích trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

“Thành hoàng làng”

Bây giờ về tìm gặp ông Trần Bạch Mai ở vùng biển Cửa Hội (Nghệ An), nghe bạn bè, chòm xóm gọi ông là “Thành hoàng làng”. Nhiều người còn nói “đợi đến khi ông mất đi…” chứ không hẳn câu đùa cửa miệng. Mọi chuyện bắt đầu khi chiến tranh kết thúc, Trần Bạch Mai tiếp tục giữ cương vị Giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1990. Trong ký ức của cán bộ và công nhân Cảng có chiến công của Trần Bạch Mai lập mưu bắt được một số kẻ biến chất ăn cắp tài sản công.

Thời bình có “cuộc chiến” của nó. “Lúc ấy, cuộc sống rất khó khăn, tôi vừa phải chèo lái công việc của Cảng, lo đời sống cho anh em, vừa phải “chiến đấu” với những hành vi “đói ăn vụng, túng làm liều” của một số người”, Trần Bạch Mai nhớ lại. Thời bình, ông nêu cao phẩm chất tận tụy, liêm khiết làm gương cho cán bộ, công nhân. Trong khó khăn chật vật, với tầm nhìn xa, Trần Bạch Mai đã đề xuất phương án xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò. Phải trải qua nhiều lần đấu tranh với những ý kiến lo ngại, băn khoăn, Trần Bạch Mai mới bảo vệ được đề án, để đến hôm nay Nghệ An có một cảng nước sâu tạo đà cho phát triển kinh tế.

Nghỉ hưu, Trần Bạch Mai không có đất ở thành phố, ông về nơi chôn rau cắt rốn là xã Nghi Hải, vùng Cửa Hội nơi một thời xông pha đạn lửa, tìm một bãi đất hoang sát biển dựng nhà. Lúc đầu, nhiều người nghĩ ông khùng khi chọn vùng đất sình lầy, hoang vắng nơi cửa biển để sinh sống. “Lúc đó tôi nghĩ, Nghệ Tĩnh muốn phát triển phải vươn ra biển, không có cách nào khác. Nên tôi lại trở về bám biển”, ông Trần Bạch Mai giải thích. Và rồi từ ngôi nhà của ông, nhiều gia đình khác đã chọn Cửa Hội làm nơi sinh tụ, dần dần hình thành một xóm làng đông đúc. Đến nay thì Cửa Hội đã là một phần của đô thị du lịch biển Cửa Lò sầm uất mà vẫn giữ được nét hoang sơ, mặn mòi.

Niềm vinh dự của nhân dân Nghệ Tĩnh

Trong văn bản ngày 5.8.1983 gửi Bộ GTVT, Ban Thi đua Trung ương và Hội đồng Nhà nước đề nghị tuyên dương anh hùng Lao động cho Trần Bạch Mai, sau phần ghi nhận chiến công của Trần Bạch Mai trong chiến tranh, ông Nguyễn Sỹ Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Tĩnh viết: “Từ năm 1973 – 1980, luồng lạch ra vào cảng Cửa Hội, Bến Thủy thường xuyên bị tắc nghẽn, bồi đắp, nhưng đồng chí Mai đã không quản nắng mưa, sóng gió, lăn lộn trên sông biển để đo dò, tìm kiếm ra nhiều tuyến luồng tự nhiên, và đã đưa dẫn được nhiều chuyến tàu có trọng tải từ 1 - 4 ngàn tấn vào cập cầu cảng đi trên những tuyến luồng tìm được, đã làm lợi cho công quỹ Nhà nước hàng triệu đồng trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cảng sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề, trang bị mới chưa có gì”.

Trong hồ sơ đề nghị tuyên dương anh hùng của Trần Bạch Mai, Giám đốc Sở Lương thực Thanh Hóa và UBND tỉnh Thanh Hóa “thiết tha kính đề nghị Nhà nước suy tôn danh hiệu Anh hùng Lao động XHCN năm 1983 cho đồng chí Mai”. Công văn do Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Lê Ngọc Hồng ký, nêu: “Đồng chí Mai trực tiếp chèo một chiếc xuồng con, lăn lộn hết ngày này sang đêm khác suốt hàng tuần lễ trên các cửa biển ở Thanh Hóa để đo dò tính toán thời tiết, con nước lên xuống nhằm xác định cho được một điểm đỗ của tàu...

 Ở tuổi 82, ông Trần Bạch Mai vẫn khỏe mạnh, minh mẫn

Với đức tính kiên quyết, tận tụy, không bao giờ chịu bó tay trước mọi khó khăn gian khổ, đồng chí Mai đã tìm ra được một điểm đỗ cho tàu lớn tại Hòn Mê, một tuyến luồng chuyển tải từ Hòn Mê vào bờ và một điểm bốc dỡ hàng trên bến cảng Nghi Sơn”. Sau khi được tiếp nhận hàng từ cảng Nghi Sơn, “tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời giải quyết khó khăn, đói kém do thiếu lương thực bởi mấy năm liên tiếp bị thiên tai, hạn hán, mưa lũ phá hoại”.

Nguyên Phó chủ tịch tỉnh Nghệ Tĩnh Nguyễn Sỹ Hòa và Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Lựu cùng viết: Nếu đồng chí Trần Bạch Mai được suy tôn Anh hùng Lao động, thì chúng tôi coi là niềm vinh dự cho toàn thể cán bộ, công nhân cảng Nghệ Tĩnh nói riêng và nhân dân Nghệ Tĩnh nói chung. Ngày 8.3.1983, Bộ GTVT đã có tờ trình số 2228/TĐ đề nghị tuyên dương Trần Bạch Mai là Anh hùng Lao động.

Điều đáng tiếc và có phần khó hiểu là mặc dù đã có đầy đủ thành tích, hồ sơ như vậy và được đề nghị tới hai lần, song cho đến nay ông Trần Bạch Mai vẫn chưa được vinh danh là Anh hùng Lao động. Dù 2 lần được đề nghị phong anh hùng không thành, nhưng điều đó không làm thay đổi cách mình, cách đánh giá của cán bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh đối với công trạng của ông Mai trong thời chiến cũng như thời bình.

Có thể có nhiều người được Nhà nước phong Anh hùng lao động, nhưng người được nhân dân phong “Thành hoàng” của họ thì rất hiếm vậy. Và sự khác biệt trong đánh giá của các cấp có thẩm quyền và của cán bộ nhân dân một địa phương chỉ làm cho cuộc sống phong phú hơn, không cái nào có thể triệt bỏ được cái nào.

Không truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Ông Trần Văn Tú, Chủ tịch Công đoàn kiêm thường trực thi đua Cảng Nghệ Tĩnh nói: “Về việc phong anh hùng của bác Mai, cách đây mấy năm chúng tôi đã trực tiếp gặp Bộ GTVT, được trả lời là hồi đó Bộ GTVT đã trình hồ sơ lên Thủ tướng, nhưng vì lý do gì đó chưa được. Nay Bộ trả lời là đối với danh hiệu Anh hùng Lao Động thì không có truy tặng (chỉ phong tặng cho thành tích đương thời). Nếu bác Mai làm hồ sơ Anh hùng lực lượng vũ trang thì có thể đã khác. Bác Trần Bạch Mai có công lớn trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là trong việc rà phá thủy lôi, đưa gạo vào bờ”.

 

Quang Đại - Đăng Khoa
TIN LIÊN QUAN

“Luật sư chân đất” của công nhân

Lê Tuyết |

Từng là công nhân, bị chủ doanh nghiệp buộc thôi việc trái pháp luật đến 2 lần, gần 10 năm đi kiện và nhận gần chục bản án, nhưng anh Trịnh Văn Lợi không thấy đó là bi kịch của đời mình. Trái lại, anh xem khoảng thời gian đó như một khóa đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng đi kiện để anh giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Công nhân Đồng Nai, Bình Dương thân mật gọi anh là “luật sư chân đất” của họ.

Uẩn khúc sau chuyên án HT86

Khắc Dũng |

Đại tá Vũ Linh - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, nguyên Trưởng ban trực - Ban Chuyên án F101 về vấn đề Fulro là nhà tình báo được xem là đặc biệt, tài ba của ngành An ninh Công an Việt Nam... Thế nhưng cũng chính quá trình chống Fulro đã khiến ông chịu những hiểu lầm chưa được hoá giải...

“Lướt” ung thư giai đoạn cuối bằng đam mê sáng chế

Linh Phạm |

Ông Nguyễn Đức Mạnh, một nông dân ở xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa vừa sáng chế thành công chiếc máy xúc và hốt rơm đa năng đầu tiên trong cả nước. Khi cánh đồng xã Suối Hiệp đã vãng người sau vụ lúa thu đông, ông và vợ còn cặm cụi cùng chiếc máy gom rơm về. Ai thấy chiếc máy kì lạ cũng dừng xe hỏi chuyện, thích thú, và càng ngạc nhiên hơn khi chủ nhân chế tạo nó để… “lướt qua” căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới viếng Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Cốm Hà Nội vào mùa, khách săn lùng từ xưởng ra phố

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Đã từ lâu, cốm như trở thành nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Chính vì vậy, cứ mỗi độ thu về, người dân Thủ đô lại săn lùng, tìm mua cốm để thưởng thức.

“Luật sư chân đất” của công nhân

Lê Tuyết |

Từng là công nhân, bị chủ doanh nghiệp buộc thôi việc trái pháp luật đến 2 lần, gần 10 năm đi kiện và nhận gần chục bản án, nhưng anh Trịnh Văn Lợi không thấy đó là bi kịch của đời mình. Trái lại, anh xem khoảng thời gian đó như một khóa đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng đi kiện để anh giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Công nhân Đồng Nai, Bình Dương thân mật gọi anh là “luật sư chân đất” của họ.

Uẩn khúc sau chuyên án HT86

Khắc Dũng |

Đại tá Vũ Linh - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, nguyên Trưởng ban trực - Ban Chuyên án F101 về vấn đề Fulro là nhà tình báo được xem là đặc biệt, tài ba của ngành An ninh Công an Việt Nam... Thế nhưng cũng chính quá trình chống Fulro đã khiến ông chịu những hiểu lầm chưa được hoá giải...

“Lướt” ung thư giai đoạn cuối bằng đam mê sáng chế

Linh Phạm |

Ông Nguyễn Đức Mạnh, một nông dân ở xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa vừa sáng chế thành công chiếc máy xúc và hốt rơm đa năng đầu tiên trong cả nước. Khi cánh đồng xã Suối Hiệp đã vãng người sau vụ lúa thu đông, ông và vợ còn cặm cụi cùng chiếc máy gom rơm về. Ai thấy chiếc máy kì lạ cũng dừng xe hỏi chuyện, thích thú, và càng ngạc nhiên hơn khi chủ nhân chế tạo nó để… “lướt qua” căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.