Những “mầm măng” ngang lưng núi trên hành trình vô vàn khó khăn đi tìm con chữ

Duy Hiệu |

Sâu trong đồi núi của xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là vô vàn khó khăn trên hành trình đi tìm con chữ của các em học sinh.

Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo với mật độ dân cư thưa thớt nhất của Việt Nam. Nằm ở trung tâm nội địa của vùng Đông Bắc Bộ, địa hình đồi núi phức tạp ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của một số ngành, đặc biệt là giáo dục.

Điểm trường Phiêng Phàng thuộc trường tiểu học Yến Dương, huyện Ba Bể, nằm ở địa phận thôn Nà Pài là nơi các em nhỏ của 3 thôn, thôn Nà Pài, thôn Phiêng Phàng và thôn Cốc Pái đang theo học. Do đường đi lại khó khăn nên điểm trường cũng là nơi một số em xã Địa Linh bên cạnh theo học.
Điểm trường Phiêng Phàng thuộc Trường tiểu học Yến Dương, huyện Ba Bể, nằm ở địa phận thôn Nà Pài là nơi các em nhỏ của 3 thôn, thôn Nà Pài, thôn Phiêng Phàng và thôn Cốc Pái đang theo học. Do đường đi lại khó khăn nên điểm trường cũng là nơi một số em xã Địa Linh bên cạnh theo học.
Có đầy đủ cả 5 lớp bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 với tổng số 41 học sinh, cùng 5 cô giáo giảng dạy. Đây là một trong những điểm trường được thành lập rất sớm của xã Yến Dương. Cũng giống như đa phần những điểm trường phục vụ học sinh vùng cao, cơ sở vật chất, đồ dung học tập, nguồn điện còn rất thiếu thốn.
Có đầy đủ cả 5 lớp bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 với tổng số 41 học sinh, cùng 5 cô giáo giảng dạy. Cũng giống như đa phần những điểm trường phục vụ học sinh vùng cao, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, nguồn điện ở đây còn rất thiếu thốn.
Một buổi học của các em lớp 1, tất cả ánh sáng của lớp học chỉ phụ thuộc vào một chiếc bóng đèn led công suất chừng vài Watt được treo chính giữa căn phòng. Kể cả ban ngày, không gian trong lớp cũng mập mờ bởi những bức vách đa phần được ván gỗ quây kín xung quanh, chỉ có duy nhất một cửa chính để ra vào. May mắn hơn nếu vào những ngày trời nắng, ánh sáng được bổ sung từ ánh nắng bên ngoài, xuyên qua những khe hở của bức vách từ ván gỗ kia.
Một buổi học của các em lớp 1, tất cả ánh sáng của lớp học chỉ phụ thuộc vào một chiếc bóng đèn led công suất chừng vài watt được treo chính giữa căn phòng. Kể cả ban ngày, không gian trong lớp cũng mập mờ bởi những bức vách đa phần làm bằng ván gỗ quây kín xung quanh, chỉ có duy nhất một cửa chính để ra vào.
Cô giáo Bế Thị Nhung có lẽ là người công tác tại điểm trường Phiêng Phàng này lâu nhất, cô đã chứng kiến mọi sự thay đổi của trường từ năm 1996 đến nay. Cô nhớ như in những ngày đầu đến đây khi cô mới là một cô gái 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học ở Cao Bằng, chấp nhận bỏ phố thị lên trên bản làng dạy học vì công việc, hoàn cảnh gia đình. Trải qua 22 năm, vượt qua mọi khó khăn, cô vẫn gắn bó với ngôi trường, tiếp tục dạy chữ cho con cái của chính thế hệ học sinh trước đây.
Cô giáo Bế Thị Nhung có lẽ là người công tác tại điểm trường Phiêng Phàng này lâu nhất, cô đã chứng kiến mọi sự thay đổi của trường từ năm 1996 đến nay. Cô nhớ như in những ngày đầu đến đây khi mới là một cô gái 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học ở Cao Bằng, chấp nhận bỏ phố thị lên trên bản làng dạy học vì công việc, hoàn cảnh gia đình. Trải qua 22 năm, vượt qua mọi khó khăn, cô vẫn gắn bó với ngôi trường, tiếp tục dạy chữ cho con cái của chính thế hệ học sinh trước đây.
Theo chia sẻ của các cô giáo, điều khó khăn nhất trong việc giảng dạy các em học sinh tại đây có lẽ là rào cản về ngôn ngữ. Mặc dù các em được bố mẹ dạy nói tiếng phổ thông ở nhà khá nhiều nhưng các em phần lớn vẫn nói tiếng dân tộc. Để chỉ bảo, hướng dẫn cho các em đầy đủ thì cô giáo vẫn phải nói tiếng dân tộc của các em, chủ yếu là 2 thứ tiếng Dao và Nùng.
Theo chia sẻ của các cô giáo, điều khó khăn nhất trong việc giảng dạy các em học sinh tại đây có lẽ là rào cản về ngôn ngữ. Các em phần lớn vẫn nói tiếng dân tộc, để chỉ bảo, hướng dẫn cho các em đầy đủ, cô giáo vẫn phải nói tiếng dân tộc của các em, chủ yếu là 2 thứ tiếng Dao và Nùng.
Đối với những em học sinh nhà xa thì bữa trưa được chuẩn bị sẵn cùng đồ dùng học tập để mang đến trường. Cơm cùng đồ ăn được gói gọn trong những chiếc lá dong, lá chuối, .. trở nên nguội lạnh khi để trong cặp sách vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, đó vẫn là một bữa trưa đầy đủ và ngon miệng với các em. Do trường không có bán trú nên phòng học cũng là phòng ăn, bàn học cũng là bàn ăn của các em.
Đối với những em học sinh nhà xa, bữa trưa được chuẩn bị sẵn cùng đồ dùng học tập để mang đến trường. Cơm cùng đồ ăn được gói gọn trong những chiếc lá dong, lá chuối... và trở nên nguội lạnh khi để trong cặp sách vài tiếng đồng hồ. Do trường không có bán trú nên phòng học cũng là phòng ăn, bàn học cũng là bàn ăn của các em.
Ngay cạnh phòng hội đồng là gian bếp nhỏ để các cô giáo nấu nướng bữa ăn cho chính mình. Đa phần các cô sẽ ở lại trường dùng bữa trưa, còn lại buổi tối chỉ một vài ngày trong tuần các cô giáo mới ở lại trực trường.
Ngay cạnh phòng hội đồng là gian bếp nhỏ để các cô giáo nấu nướng bữa ăn cho chính mình. Đa phần các cô sẽ ở lại trường dùng bữa trưa; một vài buổi tối trong tuần, các cô giáo mới ở lại trực trường.
Triệu Hữu Sơn là cậu bé đang theo học lớp 1 tại điểm trường Phiêng Phàng. Để đến được trường học, em phải đi bộ 5km đường núi, đôi lúc rút ngắn quãng đường còn phải đi xuyên qua rừng, qua suối. Nhưng vì thương con, nghe lời động viên của các cô giáo, bố mẹ Sơn cho 2 chị em, Sơn cùng chị đang học trung học, xuống lán ở thôn dưới để tiện đường đi học. Chỉ những ngày nghỉ hay cuối tuần cậu bé mới có thể về nhà cùng bố mẹ.
Triệu Hữu Sơn là cậu bé đang theo học lớp 1 tại điểm trường Phiêng Phàng. Để đến được trường học, em phải đi bộ 5km đường núi, đôi lúc rút ngắn quãng đường còn phải đi xuyên qua rừng, qua suối. Thương con, bố mẹ Sơn cho 2 chị em xuống lán ở thôn dưới để tiện đường đi học. Chỉ những ngày nghỉ hay cuối tuần cậu bé mới có thể về nhà cùng bố mẹ.
Kết thúc thời gian ở trường, những đứa trẻ lại rong ruổi khắp ngả rừng núi để trở về nhà. Đường về vài cây số luôn văng vẳng tiếng cười đùa, gọi nhau í ới của lũ trẻ, đôi lúc là tiếng hò hét tranh nhau miếng măng rừng nhổ ven đường.
Kết thúc thời gian ở trường, những đứa trẻ lại rong ruổi khắp ngả rừng núi để trở về nhà. 
Những đứa trẻ vẫn thế, sống hồn nhiên, chất phác như những cây măng vậy, chỉ biết thẳng tắp mà lớn lên. Dường như cả thế giới của các em chỉ là những khe suối, dòng sông, là núi rừng bạt ngàn. 
Duy Hiệu
TIN LIÊN QUAN

Thông tin bán nhà ở xã hội Hạ Đình là lừa đảo

Nhóm phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện UDIC cho biết thông tin bán nhà ở xã hội 214 Nguyễn Xiển, khu đô thị mới Hạ Đình, Hà Nội là sai lệch nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.

Mối quan hệ giáo viên với học sinh: Cư xử thế nào cho đúng?

Việt Anh |

Các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ cần có những lưu ý về cách ứng xử với học sinh, để đảm bảo các chuẩn mực trong môi trường sư phạm.

Ai đã dựng lên hình ảnh “Út Khờ” trong sáng cho Negav?

Lan Anh |

Khi những bình luận thô tục mang tính quấy rối tình dục của Negav bị “đào lại”, hình tượng trong sáng trên truyền hình thực tế của nam rapper đã sụp đổ.

Cứu nhân viên nhà nghỉ ở Hải Phòng mắc kẹt trong thang máy

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Sáng 3.10, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cứu hộ một nhân viên bị kẹt thang máy ở quận Đồ Sơn.

Đón sóng tăng của chứng khoán?

Gia Miêu |

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã sôi động trở lại và tích cực hướng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trước mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2024.

Cách tất cả chức vụ 1 Chủ tịch Hội Nông dân xã ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Chủ tịch một Hội Nông dân xã ở Hải Dương đã bị cách tất cả các chức vụ, khai trừ ra khỏi Đảng vì tham ô tiền hỗ trợ.

Ukraina kiệt sức, thất thủ trước Nga ở thành trì quan trọng

Ngọc Vân |

Ukraina thừa nhận binh sĩ đã kiệt sức vì các cuộc tấn công của Nga vào Ugledar và rút quân khỏi thành trì quan trọng này.

Lý do bệnh viện nghìn tỉ ở Thái Nguyên lâm cảnh hoang tàn

Việt Bắc |

Thái Nguyên - Sau hơn 10 năm triển khai nhưng không thể hoàn thành, dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái với tổng mức đầu tư nghìn tỉ đồng lâm cảnh hoang tàn.