Chi 1.300 tỉ đồng cho xuất khẩu lao động - có nên?

LÊ THANH PHONG |

Bộ LĐTBXH đưa đề án, từ nay đến năm 2025 cần hơn 1.300 tỉ đồng để đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp thiếu việc làm có nhu cầu đi làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức ở một số quốc gia cần lao động kỹ thuật.

Cử nhân, kỹ sư Việt Nam thất nghiệp khá lớn là một thực tại, kiếm được nơi nào để xuất khẩu lực lượng này quả là ích nước lợi nhà, cho nên đề án của Bộ LĐTBXH nghe rất hấp dẫn.

Nhưng có mấy câu hỏi đặt ra, sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều doanh nghiệp trong nước, đa số nhận việc thì phải đào tạo lại mới đủ trình độ làm việc. Vậy thì, liệu những cử nhân, kỹ sư này có làm nổi việc ở các nước như Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản hay không?

Có một sự thật phải trung thực đối mặt, trình độ đại học Việt Nam không thể bằng các nước trên, cho nên sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam không thể cạnh tranh với sinh viên các nước sở tại về việc làm. Việt Nam cũng có sinh viên xuất sắc, nhưng với những người có thực tài, họ không thiếu việc làm trong nước, cần chi phải đi theo chương trình “xuất khẩu” cho nó “thân phận”.

Đi làm việc ở nước ngoài còn có một tiêu chí bắt buộc, đó là ngoại ngữ, là ngôn ngữ của nước sử dụng lao động, đây là một cánh cửa không dễ vượt qua. Đến xứ người mà không nói được tiếng của họ thì ai cần tuyển, xin lưu ý là trình độ ngoại ngữ làm việc ở cấp cử nhân, kỹ sư, không đơn giản như lao động chân tay.

Trước mắt, hãy tập trung chất lượng đào tạo đại học ít nhất là bằng các nước trong khu vực. Lực lượng này đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khi chất lượng đại học Việt Nam sánh ngang với các nước, thì trong “thế giới phẳng” này, mỗi cá nhân sẽ có cách để tìm việc làm ở quốc gia nào mà họ muốn, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường lao động của thời đại toàn cầu hoá. Chất lượng đào tạo đại học còn kém thì hãy tập trung đầu tư để cải cách giáo dục đại học, đó là điều căn bản, lâu dài và bền vững. Không thể bỏ tiền ra để đào tạo lại lực lượng đã tốt nghiệp đại học để xuất khẩu sang thị trường lao động có trình độ cao hơn nước mình.

Ý tưởng chưa chắc đã dở, nhưng nếu làm không khéo, không khoa học là ném tiền qua cửa sổ.

 

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu lao động - Thoát nghèo bền vững

H.QUÂN |

Năm 2016, Nghệ An có 12.898 LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có nhiều người thuộc diện chính sách (CS)… giúp nhiều gia đình thoát nghèo bền vững.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Đồng đội cũ kể về "Anh trai vượt ngàn chông gai" Hồng Sơn

MI LAN - HOÀNG HUÊ |

CEO Triệu Quang Hà chia sẻ, đồng đội cũ của mình là Nguyễn Hồng Sơn đã thay đổi hoàn toàn khi tham dự show "Anh trai vượt ngàn chông gai".

Bình Định yêu cầu đảm bảo chất lượng dự án đường trọng điểm

Hoài Phương |

Đối với dự án giao thông trọng điểm quốc gia và của tỉnh, Chủ tịch tỉnh Bình Định yêu cầu phải đảm bảo chất lượng công trình, nhất là khi thi công vào mùa mưa.

Công nhân tăng đột biến, Quảng Ngãi vẫn không có nhà ở xã hội

Ngọc Viên |

Nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân ở Quảng Ngãi ngày càng cao khi số lượng lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp liên tục tăng. Tuy nhiên, địa phương này hiện vẫn “trắng” nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp.

Nỗ lực hút khách quốc tế đến TPHCM

Thanh Chân |

9 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến TPHCM đạt 66,9% so với kế hoạch năm 2024.

Người trẻ dậy từ 4 giờ sáng, bắt trend đón mùa thu Hà Nội

Hạ Nguyễn |

Để bắt trend dậy sớm đón thu, nhiều bạn trẻ đã không ngại thức dậy từ 4 giờ để chuẩn bị đi uống cafe, ăn xôi cốm, chụp ảnh mùa thu Hà Nội.