Chi phí “không chính thức”

Đào Tuấn |

Tiền nghỉ mát cho cơ quan A. Chút đá làm nhà cho quan chức B. Tiền thuốc nước cho thanh-kiểm tra. “Luật lá” cho... cơ quan chức năng. Phong bì cho abc. Tiền bôi trơn để qua cửa xyz... Đây là những hạng mục chi - tất nhiên là ngoài sổ sách; tất nhiên không có hóa đơn chứng từ - đang đè nặng lên doanh nghiệp (DN) trong bao nhiêu năm nay trong cái chúng ta vẫn gọi nhạt nhẽo là “chi phí không chính thức”.
Nó có thể đến từ một cú điện thoại. Một tờ công văn “xin đểu”. Một khuôn mặt hoặc lạnh te, hoặc hằm hằm. Một gợi ý. Hoặc chẳng cần đến từ cái gì cả khi “luật nó thế”.
Xin được nói một cách tròn vành rõ chữ: Đó là những khoản buộc phải hối lộ. Cho các cơ quan, cho đội ngũ công quyền. Còn “luật”, nếu có, đó đích thị là một thứ “luật rừng”.
Báo cáo PCI 2015 cho biết:. Tỉ lệ DN cho biết chi trả chi phí này tăng qua các năm, từ 50% (2013), lên tới 64,5% (2014) và 66% (2015). Hơn 11% số DN tham gia điều tra năm nay cho biết các khoản chi “không chính thức” này ngốn đứt hơn 10% tổng doanh thu của họ.
Cần phải thẳng thắn, chính chi phí không chính thức, dẫu tiền phải chi luôn là tiền mồ hôi nước mắt, đang chất chồng khó khăn lên DN, đang khiến chỉ riêng việc tồn tại đã là một kỳ tích chứ đừng nói tới phát triển, lớn mạnh, hay cạnh tranh. Một số liệu thời sự vừa được công bố hôm qua rất đáng để suy nghĩ: Trong 5 tháng đầu năm, có tới hơn 33.000 DN chính thức giải thể, phá sản do... khó khăn. 33.000 DN trong 5 tháng, tức là mỗi ngày có hơn 220 DN “khai tử”. Tháo gỡ cái khó “chi phí không chính thức” cho DN chính là vừa nâng cao sức mạnh nền kinh tế, vừa hướng tới sự minh bạch mà không cần phải đao to búa lớn nhiều gì.
Xin mở ngoặc đơn: Đóng góp xã hội hóa cho địa phương là điều mà Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà đã nhắc đến trong cuộc họp báo ngày hôm qua của Văn phòng Chính phủ để công bố Nghị quyết 35 hỗ trợ DN. Và ông khẳng định “cần phải thống kê ngay những chi phí không chính thức khiến DN bức xúc”.
Nghị quyết 35 đang giống như một điểm sáng, một lời hứa, một cam kết của Chính phủ nhằm cởi trói cho DN với những quy định tiến bộ: Không kiểm tra DN quá 1 lần mỗi năm; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Loại bỏ giấy phép con, loại bỏ phí, phụ phí không chính thức.
Vấn đề còn lại, tưởng đơn giản nhưng lại là cơn đau đầu bao thập kỷ qua: Làm thế nào để những quy định trên giấy dẫu là rất hay, rất tiến bộ này đi được vào cuộc sống.
Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.

Giá vàng hôm nay 28.9: Vàng nhẫn tăng bất chấp

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 28.9: Sau nhiều phiên tăng phi mã, vàng thế giới đã quay đầu sụt giảm. Giá vàng nhẫn tròn trơn trong nước duy trì vững chắc đà tăng.

Bắc Ninh bãi nhiệm 1 Ủy viên UBND tỉnh

Vân Trường |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhà ở xã hội Hạ Đình chậm tiến độ, cò đất vẫn rao bán rầm rộ

Nhóm phóng viên |

Hà Nội - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu đô thị Hạ Đình chậm tiến độ nhiều năm, thế nhưng, cò đất vẫn rao bán rầm rộ trên mạng xã hội.