“Chúng tôi bất lực lắm” - lời tâm sự đau đớn của một bác sĩ

Đào Tuấn |

Rất nhiều bệnh nhân ung thư đang chết nhanh hơn, chết sớm hơn... vì bệnh viện thiếu máy xạ trị. Còn máy xạ trị thì hoặc chạy hết công suất - đến mức như phá, hoặc đắp chiếu chờ... cơ chế.

Viện K lúc 0h. Không khí như trực chiến. Đèn sáng như ban ngày. Các bác sĩ thay nhau trực 7/7, không có ngày nghỉ. Các kỹ thuật viên thậm chí không có cả giờ nghỉ khi máy móc đang phải chạy hết công suất 24/24h.

Khoảng 2.300 bệnh nhân ung thư ở Viện K cần phải xạ trị mỗi ngày, nhưng máy móc chạy hết tốc lực, hết công suất cũng chỉ điều trị được 1.000 ca/ngày

Vậy hơn 1.000 bệnh nhân nữa thì sao?

Họ phải chờ! Với những cơn đau đớn. Và tuyệt vọng. Bệnh nào cũng cần phải điều trị sớm, nhất là ung thư, việc sớm/muộn có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nặng nề. Bởi phải chờ xạ trị đến 1 tháng, bệnh ung thư có thể nhảy từ giai đoạn 1 lên giai đoạn 2, giai đoạn 3 lên giai đoạn 4.

Và có lẽ, cả… sau giai đoạn 4 nữa.

Trong một bài viết trên Báo Lao Động, bác sĩ Võ Văn Xuân, Trưởng Khoa Xạ trị 5 bày tỏ cái cảm giác “như một sự tra tấn tinh thần” khi không cứu được bệnh nhân.

Và ông nói: Chúng tôi bất lực lắm!

Bất lực vì không cứu được bệnh nhân, chỉ vì thiếu vài cái máy.

Ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, có 7 máy xạ trị thì hỏng 3. Những chiếc lành lặn đang chạy tối đa công suất với 240-250 bệnh nhân/24h.

Thiếu máy móc, vật tư, thiết bị đang là một bệnh trọng trong cơn khủng hoảng của ngành y tế. Nhưng để thiếu cả máy móc xạ trị bệnh ung thư - một thứ được ví như “nguồn sống” của bệnh nhân - thì không thể chấp nhận được.

Giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nói cần 10 chiếc máy xạ trị nữa mới đủ để cứu sống bệnh nhân.

Mỗi chiếc như thế giá khoảng 130 tỉ đồng. 10 máy 1.300 tỉ. Bệnh viện K đang đứng trước nan đề: Nếu bỏ hết vốn liếng thì cũng chưa đủ mua 1 cái. Ngay cả khi mỗi năm mua được 1 cái, thì cái trước đã hỏng.

Giáo sư Quảng nói Viện K đang “cố”. Nhưng “không biết cố đến bao giờ” vì “chạy 24/24 thì không máy móc nào chịu nổi”

Viện K cũng đang có một máy xạ trị “đắp chiếu” mà không thể sửa chữa. Bởi theo quy định, cần phải có 3 báo giá. Nhưng chiếc máy “độc nhất” này thì chỉ có duy nhất 1 báo giá được hãng ủy quyền với giá tăng 20% so với năm trước. Bệnh viện không thể tự quyết được, phải xin ý kiến Bộ Y tế. Và giờ thì đang chờ câu trả lời.

Bệnh nhân tuyệt vọng chờ được cứu, bác sĩ thì bất lực vì thiếu máy, vì chờ máy, bệnh viện cũng khắc khoải chờ cơ chế. Chờ ai? Chờ đến bao giờ? Không ai trả lời cho họ cả.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện K: Thiếu máy móc, hơn 1.000 bệnh nhân không được xạ trị mỗi ngày

MINH HÀ - THÙY LINH |

Tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều, hiện tại có 5 khoa xạ trị, mỗi ngày có khoảng 2.200-2.300 bệnh nhân ung thư cần phải được xạ trị. Tuy nhiên, hiện nay bệnh viện chỉ phục vụ được hơn 1.000 bệnh nhân. Hơn 1.000 bệnh nhân nữa sẽ phải chờ.

Bệnh viện K: Thiếu máy xạ trị, bệnh nhân ung thư như thiếu nguồn sống

MINH HÀ - THÙY LINH |

Hiện nay, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều có 6 máy xạ trị, trong đó có 3 máy của liên doanh, 3 máy của Nhà nước đầu tư. Trong đó, 3 máy của liên doanh thì được duy tu, bảo dưỡng nhanh hơn, nhưng 3 máy xạ trị của Nhà nước đầu tư thì hiện nay có đến 2 máy đang hỏng, chỉ 1 máy đang hoạt động bình thường với công suất tối đa là 240- 250 bệnh nhân/24 giờ, không đáp ứng được nhu cầu chữa trị của người bệnh.

Khát thiết bị y tế ở Bệnh viện K: Có 7 máy xạ trị thì 3 máy hỏng

Thùy Linh- Minh Hà |

Đã ròng rã nhiều tháng trời điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ông Phan Đình Thứ (53 tuổi, đến từ Đắk Lắk) cũng đã quá quen với cảnh thức thâu đêm suốt sáng để được xạ trị, quen với việc đi xuống khu xạ trị nhưng cán bộ y tế lắc đầu nói "máy hỏng rồi".

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Bệnh viện K: Thiếu máy móc, hơn 1.000 bệnh nhân không được xạ trị mỗi ngày

MINH HÀ - THÙY LINH |

Tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều, hiện tại có 5 khoa xạ trị, mỗi ngày có khoảng 2.200-2.300 bệnh nhân ung thư cần phải được xạ trị. Tuy nhiên, hiện nay bệnh viện chỉ phục vụ được hơn 1.000 bệnh nhân. Hơn 1.000 bệnh nhân nữa sẽ phải chờ.

Bệnh viện K: Thiếu máy xạ trị, bệnh nhân ung thư như thiếu nguồn sống

MINH HÀ - THÙY LINH |

Hiện nay, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều có 6 máy xạ trị, trong đó có 3 máy của liên doanh, 3 máy của Nhà nước đầu tư. Trong đó, 3 máy của liên doanh thì được duy tu, bảo dưỡng nhanh hơn, nhưng 3 máy xạ trị của Nhà nước đầu tư thì hiện nay có đến 2 máy đang hỏng, chỉ 1 máy đang hoạt động bình thường với công suất tối đa là 240- 250 bệnh nhân/24 giờ, không đáp ứng được nhu cầu chữa trị của người bệnh.

Khát thiết bị y tế ở Bệnh viện K: Có 7 máy xạ trị thì 3 máy hỏng

Thùy Linh- Minh Hà |

Đã ròng rã nhiều tháng trời điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ông Phan Đình Thứ (53 tuổi, đến từ Đắk Lắk) cũng đã quá quen với cảnh thức thâu đêm suốt sáng để được xạ trị, quen với việc đi xuống khu xạ trị nhưng cán bộ y tế lắc đầu nói "máy hỏng rồi".