Lời cảnh báo từ gánh nợ 1,6 triệu tỉ đồng

LÊ THANH PHONG |

Cả nước có 583 doanh nghiệp nhà nước tính đến năm 2016, và số doanh nghiệp này ôm món nợ trên 1,6 triệu tỉ đồng (tương đương 73 tỉ USD), đó là thông tin từ Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2016.

Làm ăn thì có nợ nần cho nên nợ chưa hẳn là xấu, nhưng nợ do tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản thì không chỉ là xấu mà là phá hoại.

Năm 2011, DNNN nợ 1,2 triệu tỉ đồng, năm 2016 nợ 1,6 triệu tỉ đồng, tăng 26%, và những năm tới sẽ là con số nào. DNNN nợ là tiền của ai, ai sẽ trả, nếu vỡ nợ thì thiệt hại sẽ đổ lên đầu ai? Nói là doanh nghiệp nhà nước, nhưng cuối cùng thì chính dân phải chịu hậu quả.

DNNN có nhiều lợi thế từ vốn đến tài nguyên, thương hiệu, chưa kể nhiều ưu đãi, nhưng không nhiều doanh nghiệp khai thác được lợi thế đó để kinh doanh hiệu quả, phần lớn là thua lỗ, nợ nần chồng chất. Có không ít doanh nghiệp làm ăn thất bại, khó có khả năng thu hồi vốn.

Nói kinh doanh hiệu quả là phải tính đến lợi nhuận tương đương với đồng vốn, còn nếu có báo cáo lãi, nhưng quá thấp, chỉ là vài đồng làm ví dụ thì về bản chất cũng là sự thiệt hại, lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Báo cáo chỉ rõ hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1%, thấp hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%). Tất nhiên, so với khu vực kinh tế tư nhân cũng chẳng khá gì hơn.

Kể tên các tập đoàn nhà nước “như sấm nổ bên tai”, là đầu tàu, là mũi nhọn, nhưng làm ăn thì bê bết. Trong đó, có những doanh nghiệp sai phạm về pháp luật và các cán bộ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hình sự, và còn nhiều đơn vị khác cũng trong tình trạng tương tự. Tuy nhiên, muốn xử lý hình sự thì phải có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, tham nhũng hoặc cố ý làm trái, còn nếu không thì trong kinh doanh, thất bại không phải là hành vi phạm tội.

Và cho dù có bỏ ai đó vào tù thì cũng không thể đảo ngược lại kết quả kinh doanh, Nhà nước cũng không thể thu hồi trọn vẹn số vốn đã bị thất thoát. Một vài ông cán bộ nộp lại ít tiền tham nhũng chẳng ăn thua gì so với tài sản đã mất đi.

Vậy thì có nên để tồn tại một lực lượng DNNN kém chất lượng. Cái gì dân làm được thì để cho dân làm, Nhà nước chỉ quản lý và kiến tạo chính sách.

Lời cảnh báo về khoản nợ 1,6 triệu tỉ đồng chính là nhằm tìm ra giải pháp để DNNN không nợ ngập đầu, thua lỗ khủng khiếp. Có vậy dân mới được nhờ.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh vốn dự án: Đầu chuột đuôi voi!

Lê Phương |

Tại phiên thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 chiều 28.5, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề cập tới hiện tượng "đầu chuột đuôi voi" rất phổ biến của các dự án đầu tư và đây là hội chứng lãng phí.

ĐBQH Bùi Văn Cường: Cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm lãnh đạo

Lê Phương |

Chiều 28.5, phát biểu tranh luận với một số đại biểu tại phiên thảo luận tai hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016, ĐB Bùi Văn Cường - Uỷ viên TƯ Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng cần phải xem xét kỹ lộ trình cổ phần hoá và phải có cơ chế gắn trách nhiệm, giao thẩm quyền đối với lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp nhà nước thì mới phát huy hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước mang 7 tỉ USD đầu tư ở nước ngoài, hơn 25% dự án báo lỗ

Khánh Hoà |

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016, các tập đoàn Nhà nước đã đem 7 tỷ USD đi đầu tư nước ngoài, nhưng hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.