Nga tiết lộ thông tin tên lửa siêu nhẹ đầu tiên sản xuất nội địa

Khánh Minh |

Bộ Quốc phòng Nga công bố hình dáng và đặc điểm kỹ thuật tên lửa siêu nhẹ Irkut đầu tiên sản xuất trong nước.

Việc phát triển tổ hợp tên lửa vũ trụ di động phổ quát Irkut ở Nga được biết đến vào cuối tháng 9.

Bài báo liên quan đã được đăng trên số mới của tạp chí “Phương tiện và Công nghệ Không gian”, do công ty sản xuất tên lửa và vũ trụ RKK Energiya xuất bản.

Các chuyên gia của Energiya cho biết, dự án do Viện Nghiên cứu Trung tâm Chế tạo Máy (TsNIIMash) thực hiện.

Hình dáng tên lửa. Ảnh: BQP Nga
Hình dáng tên lửa. Ảnh: BQP Nga

Tên lửa siêu nhẹ Irkut mới được lên kế hoạch phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào năm 2024. Dự kiến sẽ có hai tùy chọn, tên lửa dùng một lần và tên lửa tái sử dụng (tên lửa sẽ quay trở lại Trái đất bằng cách sử dụng cánh). Ngày phóng đầu tiên của cả hai loại tên lửa này là năm 2024.

Trọng lượng phóng của tên lửa ở dạng sử dụng một lần là 23,6 tấn, ở dạng tái sử dụng là 25 tấn. Tên lửa một lần sẽ có thể phóng 584kg hàng hóa lên quỹ đạo trái đất thấp (200 km) và 84kg vào quỹ đạo địa tĩnh. Các con số này ở loại tên lửa thứ hai lần lượt là 398kg và 60kg.

Nhiên liệu dự kiến được sử dụng là hơi ôxy-metan trong tên lửa và heptyl với amyl ở giai đoạn tăng tốc (được gọi là module apogee).

Được biết, TsNIIMash đang phát triển tên lửa có cánh như một phần của công việc thiết kế thử nghiệm Krylo-SV.

Ảnh: BQP Nga
Mô hình của tên lửa mang tái sử dụng hạng nhẹ Krylo-SV. Ảnh: Russian Foundation for Advanced Research Projects

Krylo-SV là giai đoạn có thể tái sử dụng của tên lửa hạng nhẹ, dài 6m và đường kính 0,8m. Tên lửa sẽ có thể di chuyển với tốc độ siêu âm - lên đến Mach 6 (7.350km/h). Các nhà thiết kế tạo ra một động cơ chuyên dùng cho tên lửa gọi là Vikhr.

Theo kế hoạch, sau khi giai đoạn hai của tên lửa tách ra và tiếp tục bay, giai đoạn đầu tiên có thể tái sử dụng sẽ quay trở lại bãi phóng bằng cánh nhờ sử dụng động cơ máy bay.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga tung video bắn thử tên lửa siêu thanh đình đám từ tàu ngầm

Thanh Hà |

Nga tuyên bố lần đầu phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon (Tsirkon) từ tàu ngầm.

Nước tiềm năng đầu tiên mua tên lửa S-500 của Nga có tầm bắn tới vệ tinh

Song Minh |

Ấn Độ được coi là khách hàng tiềm năng đầu tiên mua S-500 của Nga - tên lửa được cho là có thể bắn tới vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Nga phát triển tàu kéo vũ trụ sử dụng tên lửa siêu nhẹ

Khánh Minh |

Nga đang phát triển một tàu kéo đưa vệ tinh lên vũ trụ, sử dụng tên lửa siêu nhẹ, được gọi là BORIS.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Nga tung video bắn thử tên lửa siêu thanh đình đám từ tàu ngầm

Thanh Hà |

Nga tuyên bố lần đầu phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon (Tsirkon) từ tàu ngầm.

Nước tiềm năng đầu tiên mua tên lửa S-500 của Nga có tầm bắn tới vệ tinh

Song Minh |

Ấn Độ được coi là khách hàng tiềm năng đầu tiên mua S-500 của Nga - tên lửa được cho là có thể bắn tới vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

Nga phát triển tàu kéo vũ trụ sử dụng tên lửa siêu nhẹ

Khánh Minh |

Nga đang phát triển một tàu kéo đưa vệ tinh lên vũ trụ, sử dụng tên lửa siêu nhẹ, được gọi là BORIS.