Tách 2 luật giao thông, 2.000 cán bộ công chức sát hạch, cấp phép sẽ về đâu

Vương Hà Chung |

Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, ngành GTVT có khoảng 2.000 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cấp giấy phép. Nếu tách 2 luật giao thông, những người này sẽ đi về đâu?

Đại biểu băn khoăn có nên tách thành 2 luật

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, hôm nay (11.11), Quốc hội thảo luận tại tổ, cho ý kiến về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tán thành phải sửa luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên, ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi có nên tách ra thành 2 luật như vậy không.

Theo ông Tùng, Chính phủ rất cố gắng trong phạm vi điều chỉnh 2 luật. Hồ sơ trình hai luật cố gắng phân định, Luật Giao thông đường bộ điều chỉnh kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ. Còn Luật Bảo đảm an toàn giao thông thì quy định quy tắc giao thông, phương tiện giao thông, tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy giao thông…

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mục tiêu sửa luật Giao thông đường bộ ban hành luật mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cuối cùng là để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quy tắc giao thông và hướng tới mục tiêu cuối cùng là bảo đảm an toàn giao thông.

“Cái tổng thể của giao thông bao gồm hai yếu tố cấu thành: tĩnh và động. Liệu chúng ta có tách được hai cái này ra không để điều chỉnh trong hai luật mà nó không liên quan tới nhau và đều hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông?”, ông Tùng đặt câu hỏi.

2.000 cán bộ cấp giấy phép đi đâu về đâu?

Liên quan tới vấn đề quản lý cấp phép, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật cho hay, ngành GTVT có khoảng 2.000 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ cấp giấy phép, nếu chuyển toàn bộ sang ngành Công an, chắc chắn không chuyển sang được vì đó là lĩnh vực khác.

"Thế thì 2.000 người đó sẽ như thế nào? Ngành Công an có tăng thêm ngần ấy con người để thực hiện nhiệm vụ mới được giao hay không?”, ông Tùng đặt hàng loạt câu hỏi.

Cũng nhiều băn khoăn, đại biểu Đặng Thuần Phong (Đoàn Bến Tre) nêu ý kiến, một trong những điểm đáng chú ý là giao thẩm quyền đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Lý do được đưa ra trong tờ trình là do có hiện tượng bằng giả, đào tạo sát hạch có tiêu cực.

Tuy nhiên, nói về vấn đề này, theo ông Phong “ngành nào chẳng có”. “Cần tăng cường kiểm tra, xử lý thôi, nói mà chuyển hết qua thì sổ đỏ cũng có giả, chứng minh thư cũng có giả, hộ chiếu cũng có giả, bằng cử nhân, thạc sĩ cũng có giả... Nếu để cho thật hết thì chuyển hết qua công an” - ông Phong nói.

Ông Phong dẫn chứng thêm, hiện chỉ có 3 – 4 nước giao vấn đề quản lý này cho công an còn lại hơn 40 nước thuộc ngành giao thông quản lý. Đặc biệt, đây là một chính sách lớn cần đánh giá kỹ trong cả 2 dự án luật. Nếu chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có thể gây ra “hệ lụy lớn”.

“Có một thực tế, cả nước có hơn 2.000 cán bộ, công chức , viên chức trong đó có khoảng 600 cán bộ công chức là nhà quản lý, khoảng 1700 viên chức, công chức làm nhiệm sát hạch. Nếu chuyển đổi, lực lượng này này có sang Bộ Công an không hay giải tán? Họ sẽ đi đâu về đâu?”, ông Phong đặt câu hỏi.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Đức Kiên chia sẻ với nhiều ý kiến của các đại biểu. Theo ông, sau buổi thảo luận này cần kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lấy ý kiến đại biểu Quốc hội xem có nên tách luật không rồi mới làm tiếp bao nhiêu chương, bao nhiêu điều, sửa thế nào?.

Vương Hà Chung
TIN LIÊN QUAN

Dư luận băn khoăn "tách" 2 luật giao thông, Bộ trưởng Tô Lâm nói gì?

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, qua tổng kết, Luật Giao thông đường bộ có rất nhiều bất cập cần phải thay đổi. Do đó, nếu tách ra 2 luật thì sẽ tiết kiệm, tránh lãng phí.

Đề nghị cân nhắc rất kỹ việc tách thành 2 Luật từ Luật Giao thông đường bộ

Vương Trần |

Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành 2 luật từ Luật Giao thông đường bộ.

Những điểm khác biệt giữa hai dự thảo luật giao thông

Việt Dũng |

Trong khi Bộ Công an đề xuất dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng trình Chính phủ xem xét dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hai dự thảo luật này có gì khác nhau?

Cập nhật kịch bản tăng trưởng, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8%

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dư luận băn khoăn "tách" 2 luật giao thông, Bộ trưởng Tô Lâm nói gì?

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, qua tổng kết, Luật Giao thông đường bộ có rất nhiều bất cập cần phải thay đổi. Do đó, nếu tách ra 2 luật thì sẽ tiết kiệm, tránh lãng phí.

Đề nghị cân nhắc rất kỹ việc tách thành 2 Luật từ Luật Giao thông đường bộ

Vương Trần |

Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành 2 luật từ Luật Giao thông đường bộ.

Những điểm khác biệt giữa hai dự thảo luật giao thông

Việt Dũng |

Trong khi Bộ Công an đề xuất dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng trình Chính phủ xem xét dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hai dự thảo luật này có gì khác nhau?