Ưu tiên bố trí nguồn lực để cải tạo các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn phục hồi các dòng sông chết vì Luật Bảo vệ môi trường chưa rõ các nội dung này.

Tiếp tục phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 14.11, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Giải trình làm rõ một số vấn đề của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, trong quá trình tiếp thu chỉnh lý luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp rất chặt chẽ.

Về đề xuất của Chủ tịch Quốc hội kiến nghị bỏ thu tiền cấp nước khai thác tài nguyên đối với hoạt động khai thác nước mặt, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc triển khai thực hiện thu thủy lợi phí này cần thực hiện theo lộ trình.

Do đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội về quy mô. Vì trong tương lai có nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, tích tụ ruộng lúa, sử dụng nhiều hệ thống trữ nước, khai thác nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt, sử dụng nguồn nước này rất lớn.

Bộ trưởng cũng hiểu rằng quan điểm của Chủ tịch Quốc hội về vấn đề này là hướng dẫn đến người dân sản xuất nông nghiệp, từ thủy lợi phí, cho đến thuế… Vì vậy, Bộ sẽ rà soát lại, tránh sự hiểu nhầm là thu phí cả của người dân sản xuất nông nghiệp, không đúng với chính sách ưu đãi về phí, lệ phí, thuế…

Về xã hội hóa thu gom, xử lý nước thải, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, việc xử lý nước thải trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã yêu cầu quy định. Do đó, cần ưu tiên bố trí nguồn lực để cải tạo các dòng sông chết.

"Nếu Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn phục hồi các dòng sông chết vì Luật Bảo vệ môi trường chưa rõ các nội dung này, ưu tiên bổ sung nguồn lực để xử lý, từ đó Bộ sẽ đề xuất với Chính phủ", Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói.

Tham gia ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, liên quan đến khoản 4 Điều 4, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi trong tích trữ nước, nhưng nội dung dự thảo chỉ thể hiện được ý khuyến khích.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế bày tỏ quan điểm cần có chính sách rõ ràng trong vấn đề này, vì nguồn nước đang ngày càng khan hiếm, nhu cầu sử dụng nước thì ngày càng tăng.

Cho rằng quy định trong dự thảo luật chưa đủ sức nặng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi tích trữ nước để có đủ nước phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Về khoản 9 Điều 52, các đại biểu đề nghị cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, để các thủ tục phải thật thuận tiện, nhưng báo cáo tiếp thu giải trình chưa đảm bảo được yêu cầu này. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định liên quan đến các nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: VPQH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: VPQH

Kết luận nội dung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự thảo luật đến nay có chất lượng tốt, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đối với quy định cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với hoạt động khai thác nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đề nghị 2 cơ quan trao đổi thêm để đảm bảo được tính công bằng, hợp lý, có thể linh hoạt hơn.

Về Điều 34 quy định phục hồi nguồn nước suy thoái, cạn kiệt, Điều 72 và Điều 74, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ hơn, đảm bảo tính khoa học, khả thi, ưu tiên nguồn lực cho việc phục hồi nguồn nước suy thoái, cạn kiệt.

Đề nghị làm rõ nội hàm hơn về vai trò, nội dung của kịch bản nguồn nước, bởi đây là xương sống cho điều hòa phân phối nước, để từ đó, các bộ ngành, địa phương có phương án cân đối, thực hiện chủ động sử dụng hiệu quả.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ về quản lý, khai thác tài nguyên nước

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Theo báo cáo, các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ về quản lý, khai thác tài nguyên nước

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Theo báo cáo, các chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.