Bùng vốn đăng ký đổ mạnh vào bất động sản: Có đáng lo?

T.CHÍ |

Trong hơn 10 tháng qua, ngành kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư đạt gần 300 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 28% trong tổng vốn đầu tư vào các ngành nghề. Qua số liệu tăng trưởng này, có phải thị trường bất động sản đã quá nóng và mất kiểm soát?

Bùng nổ vốn đăng ký đầu tư

Trong số doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng trong năm 2017, riêng ngành bất động sản có hơn 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, nhưng tốc độ tăng lại cao nhất so với các ngành khác (tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước là 37.817 doanh nghiệp nhưng xét về tỉ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2016 thì ngành kinh doanh bất động sản có tỉ lệ cao nhất).

Trong 10 tháng qua một số ngành có tỉ trọng cao như kinh doanh bất động sản đạt 70,3 tỉ đồng/doanh nghiệp. Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 66,5 tỉ đồng/doanh nghiệp, nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 19,7 tỉ đồng/doanh nghiệp, khai khoáng đạt 18,3 tỉ đồng/doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, ngành kinh doanh bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực, thu hút rất lớn lượng vốn doanh nghiệp đổ vào đầu tư so với các ngành còn lại trong 10 tháng đầu năm đến nay.

Hơn 11 tháng qua, vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản TPHCM đạt trên 984 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 50,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Trong buổi báo cáo tổng quan thị trường bất động sản TPHCM mới đây, Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam - ông Marc Townsend - cho biết, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản TPHCM rất lớn. Khẩu vị của các nhà đầu tư này là săn tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở có vị trí kết nối tốt với khu trung tâm thành phố hoặc những tài sản đã đi vào hoạt động, có thể mang về dòng tiền ổn định.

Có đáng lo?

Lý do doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh, theo CBRE Việt Nam đánh giá nhờ những tác động tích cực từ cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Cùng với đó, hiện nay, 2 tuyến tàu điện ngầm tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội là những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế vệ tinh.

Bên cạnh đó, các dự án quan trọng khác đang triển khai như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, sân bay quốc tế Vân Đồn, Quốc lộ 4B... và các dự án trong giai đoạn lập kế hoạch như hành lang kinh tế phía Đông, tuyến đường cao tốc nối TPHCM và Phnôm Pênh (Campuchia), với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các ngành du lịch, nông nghiệp, xây dựng và vận tải. “Với việc phát triển cơ sở hạ tầng, kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đón nhận những điều tích cực hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, đất nước trong thời kỳ hội nhập nên việc thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản ngày càng mạnh mẽ” - nhận định CBRE cho biết.

Còn theo Phó Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - TS Lê Xuân Sang, vốn đầu tư đăng ký mới trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng mạnh không có nghĩa là thị trường bất động sản đã quá nóng và mất kiểm soát. Nếu chỉ nhìn vào những con số báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thấy thị trường bất động sản sắp bùng nổ. Tuy nhiên, bình tĩnh lại để nhìn nhận và xem xét các chỉ số này thông qua sự phát triển của thị trường bất động sản thì có thể thấy rằng những con số này chưa thực sự đáng lo ngại. Số vốn của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bất động sản trong 10 tháng đầu năm cũng không nhiều, mới chiếm hơn 7,2% so với tổng số vốn đăng ký hơn 28 tỉ USD. Một chỉ số nữa là chỉ số CPI nhà ở và vật liệu xây dựng cho thấy, 11 tháng đầu năm mức giá tăng 4,25%, thấp hơn nhiều so với ngành khác, riêng tháng 11 lại giảm 0,05%.

“Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu trong phiên họp Quốc hội vừa qua, đến 27.11 tổng tín dụng cho bất động sản là hơn 400.000 tỉ đồng, cho thấy tín dụng bất động sản tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái. Các chỉ số đều cho thấy không có nguồn vốn ồ ạt chảy vào bất động sản và không có sự phát triển nóng trong ngắn hạn” - ông Sang cho hay.

T.CHÍ
TIN LIÊN QUAN

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.