Trên đây là nội dung bạn đọc có email chutrongxx@xx nhờ Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động tư vấn.
Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:
Khoản 1, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về đổi, cấp lại chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Do chứng minh nhân dân của bạn đã hết thời hạn sử dụng, nên sẽ không còn giá trị trong các giao dịch.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân là giấy tời tùy thân bắt buộc có đối với người từ 14 tuổi trở lên.
Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân
1. Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Luật Căn cước công dân quy định công dân có nghĩa vụ sau đây: Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của luật này.
Do đó, trường hợp của bạn vẫn bắt buộc phải làm căn cước công dân và khi bạn đủ 40 tuổi thì phải đi đổi lại căn cước công dân mới.
Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.