Khôi phục đường sắt răng cưa Tháp Chàm Đà Lạt: Khó hoàn vốn từ thu vé

Hữu Long |

Ngay cả người trong cuộc thừa nhận, việc thu vé để hoàn vốn dự án đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt là bất khả thi. Tuy nhiên, cần nhìn dài hạn về những lợi ích về kinh tế xã hội mà dự án này mang lại sẽ bền vững.

Ngày 30.10, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại diện Công ty CP Thương mại Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Công ty Bạch Đằng) xung quanh việc khôi phục dự án đường sắt răng cưa nối 2 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng.

Trước đó vào đầu tháng 7, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Công ty Bạch Đằng lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt răng cưa Thàm Chàm - Đà Lạt theo hình thức PPP.

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc Công ty Bạch Đằng đề xuất ra số tiền 27.000 tỉ đồng để phục hồi tuyến đường sắt răng cưa này. Nhiều ý kiến lo ngại, trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, việc phục dựng tuyến đường sắt hàng tỉ USD này có khả thi.

Từ Tháp Chàm lên đến ga Đà Lạt là điểm cuối của tuyến đường sắt răng cưa.
Từ Tháp Chàm lên đến ga Đà Lạt là điểm cuối của tuyến đường sắt răng cưa.

Về việc này, đại diện Công ty Bạch Đằng cho rằng, trước đây, người Pháp xây tuyến đường sắt răng cưa với tổng chi phí khoảng 200 triệu Franc Pháp, tương ứng hơn 23.000 tỉ đồng bây giờ.

Với con số 27.000 tỉ đồng làm dự án, công ty dự kiến sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa, cũng có thể huy động từ các nguồn phi lợi nhuận ở nước ngoài. Số tiền này sẽ xây nhà ga, lập lại hành lang, mua lại các đầu máy xe lửa, toa tàu, cùng các chi phí xây dựng khác.

Đầu máy xe lửa phục dựng tại ga Đà Lạt hiện nay.
Đầu máy xe lửa phục dựng tại ga Đà Lạt hiện nay.
Đầu máy xe lửa phục dựng tại ga Đà Lạt hiện nay.

Còn về việc bỏ ra số tiền 27.000 tỉ đồng liệu có hoàn vốn được không. Đại diện công ty này cũng thừa nhận, nếu thu vé đơn thuần thì không thể hoàn vốn.

Nhưng nếu nhìn dài hạn, đường sắt răng cưa sẽ mang lại cho hai địa phương Ninh Thuận, Lâm Đồng lợi ích về kinh tế xã hội. Từ đó, các địa phương sẽ hỗ lại doanh nghiệp thực hiện dự án và hoàn lại số vốn trong tương lai.

"Còn chi tiết làm sao hoàn vốn, tuyến đường sắt hoạt động thế nào, chúng tôi đã nêu trong báo cáo tiền khả thi. Hiện nay dự án chưa được phê duyệt nên chúng tôi không tiện nói rõ chi tiết" - đại diện Công ty Bạch Đằng nói.

Đầu máy hơi nước chạy trên đường sắt răng cưa tại Ga Đà Lạt trước đây.
Đầu máy hơi nước chạy trên đường sắt răng cưa tại Ga Đà Lạt trước đây.

Bên cạnh băn khoăn về tính khả thi của dự án, dư luận cũng đặt câu hỏi về việc khôi phục đường sắt răng cưa thì tìm ở đâu ra đầu tàu chạy bằng hơi nước và đường ray, tà vẹt như nguyên bản?

Vị đại diện Công ty Bạch Đằng cho biết đã kết nối với một tập đoàn bên Mỹ có khả năng khôi phục lại đầu máy xe lửa. Việc khôi phục này không phải nhất nhất là chạy bằng hơi mà có thể chạy bằng điện.

"Còn đường ray, tà vẹt, nhà ga nguyên bản, ngày xưa người Pháp xây dựng thì bây giờ cũng ta cũng có thể làm được, không đáng lo" - vị đại diện này chia sẻ thêm.

Đường ray, tà vẹt của tuyến đường sắt răng cưa năm xưa được phục dựng lại ở Ga Đà Lạt.
Đường ray, tà vẹt của tuyến đường sắt răng cưa năm xưa được phục dựng lại ở Ga Đà Lạt.

Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt do người Pháp xây dựng từ 1908-1932. Đây được coi là tuyến đường sắt răng cưa huyền thoại, dài nhất thế giới (84km), có độ dốc cao nhất thế giới (12 độ), và cùng với tuyến đường ở Thụy Sĩ, trở thành 2 tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng thế giới. Đến nay tuyến đường sắt độc đáo này đã không còn tồn tại.

Dự kiến, dự án dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có chiều dài tuyến khoảng 83,5 km, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận dài 49 km.

Đầu tuyến là ga Tháp Chàm, cuối tuyến là ga Đà Lạt. Trong đó, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận 49 km có 17 ga và trạm. Bên cạnh đó có 64 cầu, 5 hầm và 16 km lắp đặt đường ray răng cưa (đoạn quan Ninh Thuận 8 km). Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 27.780 tỉ đồng.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, chấp thuận chủ trương và triển khai thực hiện vào năm 2024, hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2030.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Lâm Đồng duyệt chi 19 tỉ đồng để khôi phục hơn 236ha đất rừng

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa duyệt chi số tiền trên 19 tỉ đồng để đầu tư trồng mới, khôi phục hơn 236,46ha đất rừng trong năm 2022.

27.000 tỉ đồng xây đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt có khả thi?

Hữu Long |

Ninh Thuận - Việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được đánh giá sẽ mang lại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch. Tuy vậy, doanh nghiệp nghiên cứu dự án đề xuất tổng mức đầu tư khoảng 27.700 liệu có khả thi?

Nghiên cứu khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

Hữu Long |

Ninh Thuận - Việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ là dự án lớn, nhiều tham vọng, tạo ra "con đường di sản" độc đáo.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Lâm Đồng duyệt chi 19 tỉ đồng để khôi phục hơn 236ha đất rừng

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa duyệt chi số tiền trên 19 tỉ đồng để đầu tư trồng mới, khôi phục hơn 236,46ha đất rừng trong năm 2022.

27.000 tỉ đồng xây đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt có khả thi?

Hữu Long |

Ninh Thuận - Việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được đánh giá sẽ mang lại nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch. Tuy vậy, doanh nghiệp nghiên cứu dự án đề xuất tổng mức đầu tư khoảng 27.700 liệu có khả thi?

Nghiên cứu khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

Hữu Long |

Ninh Thuận - Việc khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt sẽ là dự án lớn, nhiều tham vọng, tạo ra "con đường di sản" độc đáo.