Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Quỳnh Chi |

Ngày 29.5, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tổ chức Hội thảo “Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. Tham dự có ông Lê Văn Thanh – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; ông Vũ Trọng Bình – Cục trưởng Cục Việc làm.

Khắc phục hạn chế

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ Lao động, bên cạnh những mặt đạt được, kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tại Nghị quyết số 28-NQ-TW ngày 23.5.2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bỏa hiểm xã hội đã chỉ rõ chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế.

Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập:

Về bộ máy: còn giới hạn trong phạm vi địa phương nên tính liên kết còn yếu, hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm còn chưa phù hợp với chức năng là định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, còn nặng về khâu giải quyết trợ cấp thất nghiệp mà chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động.

Về nhân sự:  từ 3 nguồn: biên chế, định biên, ký hợp đồng lao động. Do chưa có tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp; nhân sự còn được giao theo định suất lao động và nhân sự hợp đồng nên chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ như viên chức dẫn đến sự tận tâm và gắn bó với công việc còn là thách thức. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, số định suất lao động chưa được bổ sung cũng là khó khăn đối với các địa phương có số lượng người thất nghiệp lớn.

Về cơ chế tài chính: từ 3 nguồn: nguồn ngân sách từ chính quyền địa phương, nguồn hỗ trợ từ Qũy bảo hiểm thất nghiệp, nguồn thu từ các dịch vụ tại Trung tâm. Qũy bảo hiểm thất nghiệp chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trong khi tất cả hoạt động của trung tâm như điều tra cung – cầu lao động, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống, kết nối việc làm,… đều phục vụ cho người thất nghiệp.

Ngoài ra, còn nhiều bất cập khác trong quá trình tổ chức thực hiện như: phần mềm giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp; kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin liên ngành, cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền, kiểm soát trục lợi bảo hiểm thất nghiệp,…

 
Đến nay, cả nước có trên 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong ảnh: Công nhân ngành may trong thời giờ làm việc. Ảnh: Bảo Hân

“Việc xây dựng đề án này là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng tổ chức thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật cũng như tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp", Thứ trưởng Thanh cho biết.

Đa mục tiêu

Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8.10.2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23.5.2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”.

Dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” đặt ra các mục tiêu về độ bao phủ, các chỉ tiêu về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, mức độ hài lòng của người lao động và đưa ra 11 giải pháp cũng như giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thuận lợi, hiệu quả từ khâu thu, tiếp nhận, giải quyết đến khâu chi trả bảo hiểm thất nghiệp, khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện hành.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Bảo Hân
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Bảo Hân

Theo ông Lê Văn Thanh, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2009. Sau hơn 11 năm thực hiện, đến nay, cả nước có trên 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người thất nghiệp với trên 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, đã có trên 230.000 người được hỗ trợ học nghề.

Hội thảo cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng dự thảo đề án.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Chọn ngành "thời thượng", nhưng rồi vẫn thất nghiệp

HUYÊN NGUYỄN |

Lựa chọn những ngành “thời thượng” nhưng vẫn dư thừa lao động hay chọn ngành yêu thích và xác định được ngành nghề nhưng lại e ngại khó tìm được việc làm vì đầu ra dư thừa… là những vấn đề đang được nhiều học sinh quan tâm. Các chuyên gia của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra nhiều lời tư vấn về vấn đề trên.

Nhiều mạnh thường quân giúp đỡ "nóng" cho người bán vé số thất nghiệp

Nhiệt Băng |

Nhân lên nghĩa cử nhân ái, nhiều người bán vé số dạo bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 được các mạnh thường quân ủng hộ, giúp đỡ "nóng" để phần nào trang trải cuộc sống, chống chọi trong thời gian tạm ngưng phát hành vé số 15 ngày (kể từ ngày 1.4).

Hà Nội: Chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho lao động mất việc vì COVID-19

Nguyễn Hà |

Đại diện Sở Lao Động thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết đang rà soát, nếu doanh nghiệp có từ 200 lao động mất việc làm trở lên, Sở sẽ tiến hành phối hợp với quận huyện tổ chức tư vấn và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.

Nguyên nhân ban đầu vụ người đăng thơ lên Facebook bị đánh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình – Nguyên nhân ban đầu vụ người đàn ông bị đánh do đăng thơ lên Facebook được cho là vì các đối tượng cảm thấy bị xúc phạm.

CSGT Hà Nội gửi Sở GDĐT thông tin 1.904 học sinh vi phạm

Tô Thế |

Cảnh sát giao thông Hà Nội đã gửi thông tin học sinh vi phạm giao thông lên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Hà Nội mở rộng đường ùn tắc triền miên, hoàn thành 2026

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Tam Trinh - điểm nóng ùn tắc trên địa bàn quận Hoàng Mai đang được thi công mở rộng lên 40m với 6 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2026.

Vật vã vượt "ma trận" kẹt xe ở Bình Thạnh vào nội đô TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Mỗi sáng, người dân từ TP Thủ Đức, Bình Dương phải len lỏi qua "ma trận" kẹt xe trên đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) để vào trung tâm TPHCM.

Cơn sốt Labubu ở Việt Nam trước thềm 20.10

Thùy Trang |

Trước dịp lễ, những món đồ về Labubu lại được săn lùng, trở thành món quà nhiều người lựa chọn để tặng người thân yêu.

Chọn ngành "thời thượng", nhưng rồi vẫn thất nghiệp

HUYÊN NGUYỄN |

Lựa chọn những ngành “thời thượng” nhưng vẫn dư thừa lao động hay chọn ngành yêu thích và xác định được ngành nghề nhưng lại e ngại khó tìm được việc làm vì đầu ra dư thừa… là những vấn đề đang được nhiều học sinh quan tâm. Các chuyên gia của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra nhiều lời tư vấn về vấn đề trên.

Nhiều mạnh thường quân giúp đỡ "nóng" cho người bán vé số thất nghiệp

Nhiệt Băng |

Nhân lên nghĩa cử nhân ái, nhiều người bán vé số dạo bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 được các mạnh thường quân ủng hộ, giúp đỡ "nóng" để phần nào trang trải cuộc sống, chống chọi trong thời gian tạm ngưng phát hành vé số 15 ngày (kể từ ngày 1.4).

Hà Nội: Chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho lao động mất việc vì COVID-19

Nguyễn Hà |

Đại diện Sở Lao Động thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết đang rà soát, nếu doanh nghiệp có từ 200 lao động mất việc làm trở lên, Sở sẽ tiến hành phối hợp với quận huyện tổ chức tư vấn và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngay lập tức.