Loạt cửa hàng thoái lui khỏi đất vàng quận Hoàn Kiếm

Thu Giang |

Là một trong những khu vực buôn bán sầm uất bậc nhất Hà Nội, những tháng gần đây nhiều cửa hàng kinh doanh ở quận Hoàn Kiếm đã liên tục treo biển trả lại mặt bằng đất vàng hoặc di dời sang nơi khác có chi phí hợp lý hơn.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, nhiều cửa hàng kinh doanh, dịch vụ đồ uống trên các tuyến phố trung tâm quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) như Trần Hưng Đạo, Hàng Khay, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng... đang lần lượt phải tháo bảng hiệu, treo biển thông báo di dời mặt bằng đi nơi khác.

A
Trả mặt bằng, nhiều thương hiệu "tháo chạy" khỏi đất vàng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), ảnh chụp sáng 23.5. Ảnh: Thu Giang  

Đăng tin cho mặt bằng trên phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), chị Thảo (có số điện thoại 0937349xxx) chia sẻ, do khách hàng vừa chuyển đi nên chị đang có nhu cầu cho thuê mặt bằng diện tích 150m2, 2 tầng, đi vài phút là ra tới Hồ Gươm.

A
Một số cửa hàng trên phố Hàng Khay (Hà Nội) phải treo biển thông báo di dời mặt bằng đi nơi khác, ảnh chụp sáng 23.5. Ảnh: Thu Giang 

Theo chị Thảo, căn nhà có thiết kế thông sàn nên khách thuê có thể làm mọi mô hình kinh doanh, mức giá thuê tại đây đang dao động từ 270 triệu đồng/tháng, không thương lượng.

A
Giá thuê tăng cao nhưng nhiều mặt bằng trên các tuyến phố quận Hoàn Kiếm vẫn bỏ trống hàng loạt, ảnh chụp sáng 23.5. Ảnh: Thu Giang

Cho rằng mặt bằng là "siêu phẩm", đất vàng hiếm có ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, chị Hoàn (phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm) cũng đang cho thuê mặt bằng có diện tích khoảng 250m2 với giá thuê là 300 triệu đồng/tháng.

Chị Hoàn chia sẻ thêm, từ sau dịch COVID-19, một vài thương hiệu cũng đã ký hợp đồng thuê nhà nhưng vẫn không trụ được lâu dài. Nhiều tháng liền mặt bằng kinh doanh bỏ trống đã khiến chủ nhà thiệt hại hàng tỉ đồng.

A
Nhiều thương hiệu nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn đang tập trung kinh doanh tuyến phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), ảnh chụp sáng 23.5. Ảnh: Thu Giang

Theo ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn - nhận định, năm 2023, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến thị trường thuê mặt bằng nhà phố cho thuê chính là sức mua của người tiêu dùng. Điều này dẫn tới sự thay đổi linh hoạt về mô hình sản xuất kinh doanh của nhiều cửa hàng lớn.

Theo ông Tuấn, trước đây nhiều thương hiệu thường tập trung vào các tuyến đường chính để vừa buôn bán, vừa quảng cáo nên chấp nhận chịu lỗ, nhưng giờ các hộ kinh doanh sẽ có xu hướng rút lui về những mặt bằng vùng ven hoặc trong hẻm để tiết kiệm chi phí.

A
Theo chuyên gia Batdongsan.com.vn, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến thị trường thuê mặt bằng nhà phố chính là sức mua của người tiêu dùng, ảnh chụp sáng 23.5. Ảnh: Thu Giang

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4.2023 đã tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn khiêm tốn.

Trong khi đó, hàng loạt khó khăn hiện hữu khiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm nay là 77.000 đơn vị, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Rất nhiều doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng phân phối lớn trên thị trường cũng phải thu hẹp hoạt động, giảm hàng ngàn nhân viên. Như tại Công ty Thế giới Di động, trong vòng 6 tháng tính từ ngày 1.10.2022 đến 30.3.2023, đơn vị này khoảng 9.000 lao động, tương ứng tỉ lệ 12%.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội lan rộng

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm khiến tỉ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại các khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục lao dốc khi nhiều đơn vị đã và đang “tháo chạy” khỏi các tòa nhà văn phòng, chung cư.

Doanh nghiệp rao bán tài sản trên đất vàng để cầm cự

Thu Giang |

Thị trường ảm đạm, khó khăn kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp phải rao bán tài sản trên những khu đất vàng để tồn tại.

Doanh nghiệp nội đuối sức, nguy cơ đất vàng bị thâu tóm

Cao Nguyên |

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản xuất hiện các nhóm nhà đầu tư ngoại đổ bộ vào tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển tại Việt Nam thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập M&A. Các chuyên gia cho rằng, để không bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm, doanh nghiệp nội nên giữ phần lớn cổ phần khi liên kết, mua bán.

Tổ chức Nhật Bản chống vũ khí hạt nhân nhận Nobel Hòa bình

Thanh Hà |

Giải Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nhật Bản Nihon Hidankyo cho những nỗ lực có được "một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Israel oanh tạc vùng tị nạn Gaza, nhiều người thiệt mạng

Bùi Đức |

Một trường học phải hứng chịu loạt pháo kích dữ dội từ Israel trong ngày 10.10, nhiều dân thường thiệt mạng mặc dù cuộc tấn công nhằm tiêu diệt Hamas.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội lan rộng

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm khiến tỉ lệ lấp đầy văn phòng cho thuê tại các khu vực trung tâm Hà Nội tiếp tục lao dốc khi nhiều đơn vị đã và đang “tháo chạy” khỏi các tòa nhà văn phòng, chung cư.

Doanh nghiệp rao bán tài sản trên đất vàng để cầm cự

Thu Giang |

Thị trường ảm đạm, khó khăn kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp phải rao bán tài sản trên những khu đất vàng để tồn tại.

Doanh nghiệp nội đuối sức, nguy cơ đất vàng bị thâu tóm

Cao Nguyên |

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản xuất hiện các nhóm nhà đầu tư ngoại đổ bộ vào tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển tại Việt Nam thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập M&A. Các chuyên gia cho rằng, để không bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm, doanh nghiệp nội nên giữ phần lớn cổ phần khi liên kết, mua bán.