Chế độ ăn thô
Thực phẩm chế biến quá mịn không những mất đi chất dinh dưỡng mà còn làm tăng chỉ số đường huyết. Vì vậy, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: ngô, đậu, yến mạch, kiều mạch, khoai lang…
Chế độ ăn nhạt
Chế độ ăn nhạt, không uống rượu, không hút thuốc là lành mạnh và tốt cho sức khoẻ. Đối với bệnh nhân đường huyết cao không nên ăn quá 6 gam muối/ngày, không ăn hoặc ăn ít rau chứa muối hoặc sản phẩm thịt xông khói để tránh dư thừa natri và muối làm tăng gánh nặng cho thận.
Kiểm soát số lượng thực phẩm
Cơ thể con người cần các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate (đường), khoáng chất, vitamin, nước và chất xơ.
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể kiểm soát lượng thức ăn nhưng không cần phải kiểm soát sự đa dạng của thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng khác nhau.
Ăn ít đồ khô, nóng
Đa số bệnh nhân có đường huyết cao và mắc bệnh đái tháo đường đều có thể chất nóng, nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng sẽ tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Linh hoạt điều chỉnh lượng thức ăn
Sự lên xuống của đường huyết ở bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, vận động, thuốc hạ đường huyết nên có thể linh hoạt điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày.