Diễn biến mới về dịch COVID-19:

Dự báo thị trường lao động tiếp tục bị ảnh hưởng

ANH THƯ - QUẾ CHI |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo, thị trường lao động Việt Nam quý 3 sẽ đạt khoảng 55,4 triệu người. Tuy nhiên, trước bối cảnh dịch COVID-19 có diễn biến mới trong nước, các chuyên gia dự báo nhiều điểm đáng lo ngại về thị trường này trong thời gian tới.

Khó khăn chồng khó khăn cho doanh nghiệp 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, thị trường lao động (LĐ) 6 tháng đầu năm 2020, đặc biệt trong tháng 6 có nhiều biến động. Lực lượng LĐ tiếp tục có xu hướng giảm, số LĐ mất việc làm tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn biến khó lường.

Tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) bắt tay khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhiều DN đăng ký mới hoặc trở lại hoạt động sau thời gian dài tạm ngừng do giãn cách xã hội. Nhiều lĩnh vực cho thấy tín hiệu tốt, các ngành nghề, lĩnh vực bị đứt chuỗi, bị ngừng việc đã trở lại thị trường. Từ đó, nhiều việc làm được tạo ra cho người lao động (NLĐ). Theo ước tính, từ tháng 5.2020 trở đi, trung bình mỗi tháng cả nước có từ 70.000-80.000 NLĐ bị mất việc làm quay trở lại thị trường LĐ. Bộ LĐTBXH dự báo, thị trường LĐ Việt Nam quý 3 sẽ tốt hơn, đạt mức khoảng 55,4 triệu người.

Đánh giá về thị trường LĐ, ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) - cho hay, thời gian vừa qua, việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt chuyển dịch DN lớn từ các nước đến Việt Nam, đồng thời một số DN trong nước đã ổn định và tìm ra hướng mới đã tạo công ăn, việc làm cho NLĐ.

“Mới đây, phát hiện những ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đây điều rất đáng lo ngại cho thị trường LĐ trong tương lai. Bởi nếu như dịch bệnh tái phát ảnh hưởng rất lớn tới DN. Đặc biệt, trong thời gian qua, những DN đã khó khăn rồi, nay chồng thêm khó khăn. Từ đó, DN cũng phải tính toán những hướng đi mới như làm việc từ xa và cần thay đổi phương thức làm việc, sản xuất đáp ứng với bối cảnh này” - ông Trung nhận định.

Thêm vào đó, ông Trung cho rằng, DN cần có biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh tốt nhất ở nơi làm việc. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, giữa DN và NLĐ nên có sự chia sẻ, phối hợp về các vấn đề như tiền lương, trợ cấp khác… Bởi yếu tố quan trọng số 1 là DN duy trì việc làm cho NLĐ.

Quan hệ lao động bị ảnh hưởng

Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) - nhận định, kể cả trong trường hợp không xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới đây thì các dự báo cho thấy, các DN lớn trong lĩnh vực dệt may, điện tử da giày sẽ bị ảnh hưởng do các nhãn hàng ở Mỹ, Châu Âu cắt giảm các đơn hàng. Vì vậy, với diễn biến mới của dịch COVID-19 ở Việt Nam, khả năng mất đơn hàng, không có đơn hàng của các DN lại càng cao hơn. Bên cạnh đó, các DN còn gặp nguy cơ nữa là thiếu nguồn liệu.

Theo bà Ngân, không chỉ vậy, diễn biến mới của dịch COVID-19 ở Việt Nam, nhất là ở các địa phương có các ca nhiễm bệnh, các DN sẽ phải thắt chặt các quy định về an toàn trong quá trình LĐ (như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay…) nên sản xuất chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tổng LĐLĐVN chưa có khảo sát cụ thể, nhưng theo như dự báo của Tổng cục Thống kê vào tháng 7 là có khảng 30,8 triệu NLĐ có thể bị tác động tiêu cực từ COVID-19.

Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động cho rằng, những khó khăn như này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình quan hệ LĐ. NLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, trong một thời gian ngắn từ nay đến cuối năm, NLĐ có thể phải tìm kiếm công việc tạm thời ở khu vực phi chính thức để duy trì cuộc sống.

“Đối với DN, khi gặp khó khăn, hàng loạt NLĐ phải nghỉ việc thì trong giải quyết các chế độ cho NLĐ, không phải tất cả DN đều đảm bảo được các yêu cầu, quy định của pháp luật trong việc chi trả hỗ trợ cho NLĐ. Có những DN có thể đã xuất hàng rồi, nhưng nhãn hàng không bán được hàng trên thị trường chẳng hạn, DN không có nguồn tài chính thì họ phải tính toán, ưu tiên những khoản nào trước” - bà Ngân nói.

Thời gian gian dịch COVID-19 vừa qua, vai trò của tổ chức CĐ trong phối hợp với người sử dụng lao động (NSDLĐ) rất chặt chẽ, khăng khít để chăm lo, bảo vệ NLĐ. Trong bối cảnh này, tổ chức CĐ cần tăng cường phối hợp với NSDLĐ để tuyên truyền, ổn định tâm lý của NLĐ; phối hợp cùng chủ sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động đối với NLĐ. Bên cạnh đó, cần là cầu nối để thông tin cho NLĐ biết nơi nào có nhu tuyển dụng để hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm mới.

ANH THƯ - QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Kết quả công diễn 5 Anh trai vượt ngàn chông gai gây bất ngờ

Thùy Trang |

Công diễn 5 "Anh trai vượt ngàn chông gai" đánh dấu lần đầu tiên các phần thi không có vũ công hỗ trợ hay đạo cụ hoành tráng.

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng để xây dựng cao tốc

BẢO LÂM |

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

TPHCM thu hồi đất 446 hộ dân mở rộng đường ở Quận 12 lên 25m

MINH QUÂN |

TPHCM – Đường Tân Thới Hiệp 21, dài hơn 1,7km qua Quận 12 sẽ được mở rộng lên 25m với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, 446 hộ dân bị thu hồi đất.