Bao bọc thịt thật kỹ
Dùng những loại túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm được làm từ loại nhựa an toàn, có thể chịu được nhiệt độ thấp và không bị phôi các chất độc hại trong nhựa ra ngấm vào thịt. Sau khi rửa sạch thịt và để ráo nước, xếp thịt vào từng túi nilon hoặc hộp nhựa buộc và đậy thật kín.
Nếu bảo quản lâu mà phải để trong ngăn đá của tủ lạnh thì bạn nên bọc nhiều lượt nilon để phần thịt bên trong không bí đóng đá, mất nước, làm thay đổi màu sắc, mùi vị và cả chất dinh dưỡng.
Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp
Một điều cần lưu ý với cách bảo quản thịt trong tủ lạnh là phải điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh sao cho phù hợp với từng loại thực phẩm. Không nên để nhiệt độ quá lạnh sẽ làm cho thực phẩm bị đóng đá, hoặc nhiệt độ không đủ lạnh sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi và phân hủy thực phẩm.
Nhiệt độ thích hợp nhất đối với ngăn mát tủ lạnh là khoảng 2 độ C, còn trên ngăn đông lạnh, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức âm 25 độ C.
Nếu bạn cho cùng lúc quá nhiều thịt vào ngăn đá thì nên để nhiệt độ ở mức thấp hơn, giúp cho việc làm lạnh được liên tục và nhanh chóng.
Ghi nhớ thời gian bảo quản
Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau. Nếu để lâu hơn thì chúng sẽ bị hỏng hoặc mất hết các chất dinh dưỡng vốn có.
Đa phần các loại thực phẩm tươi sống nếu không bị nhiễm khuẩn và được rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh sẽ bảo quản được trung bình khoảng 4-6 ngày ở ngăn mát. Nhưng lại có thể giữ được tới tận vài tháng trong ngăn đá ở nhiệt độ thích hợp và được làm lạnh liên tục.
Với các loại thịt đã qua chế biến thì có thể giữ được khoảng 1 tháng nếu để trên ngăn đông lạnh.
Khi cho các loại thịt tươi vào bảo quản, bạn cần lưu ý sắp xếp sao cho giữa các túi thịt phải có một khoảng cách đều nhau để khí lạnh có thể làm lạnh đều miếng thịt. Không nên dự trữ quá nhiều sẽ khiến tủ lạnh quá tải, ảnh hưởng tới việc làm lạnh và bảo quản thực phẩm.